Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Biennale World Cup: Cải cách hay sự tham lam điên rồ?

Biennale World Cup: Cải cách hay sự tham lam điên rồ?

World Cup 2 năm một lần là ý tưởng vừa được đưa ra mới đây, mà người phát ngôn cũng như kiến trúc sư của dự án ấy là Arsene Wenger, một hlv từng nổi tiếng về việc chống lại “GG days” những ngày ông còn huấn luyệt Arsenal.

“Really, Mr Wenger?” là cái tít mà tờ L’Equipe giật ra trang nhất ngày 03/09 khi vị HLV kỳ cựu hiện giữ nhiệm vụ Giám đốc phát triển bóng đá toàn cầu của FIFA đưa ra ý tưởng về một World Cup với mật độ mới 2 năm/lần. Câu hỏi ngạc nhiên ấy, đi kèm một bài phỏng vấn dài hai trang bên cạnh cột bình luận của tay bút Jean-Philippe Leclaire với giọng đầy mỉa mai khi nhắc lại tất cả những chỉ trích mà Wenger đã hướng về FIFA trước đây mỗi lần Arsenal phải để các cầu thủ lên tập trung ĐTQG.

Arsene Wenger muốn World Cup diễn ra hai năm một lần

Arsene Wenger muốn World Cup diễn ra hai năm một lần Arsene Wenger đã kêu gọi một cuộc đại tu mạnh mẽ đối với bóng đá quốc tế, theo đó, FIFA World Cup sẽ diễn ra hai năm một lần kể từ năm 2028.

Pep Guardiola thành công ngang Wenger và Mourinho, chỉ thua Sir Alex

Pep Guardiola thành công ngang Wenger và Mourinho, chỉ thua Sir Alex HLV Pep Guardiola đã có chức vô địch Ngoại hạng Anh lần thứ 3, thành tích này sánh ngang với Wenger và Mourinho, đồng thời ông chỉ kém thành tích của mỗi Sir Alex Ferguson.

Có lẽ, L’Equipe, như nhiều tờ báo khác, đang cố lái dư luận đi về phía chống cải cách nhờ vào những thủ thuật báo chí ấy. Thực tế, việc chống lại một ý kiến kiểu này là rất dễ hiểu. Khi một thói quen đã được hình thành quá lâu dài, và nó vẫn tạo ra những lợi ích, những thu hút, những hấp dẫn, ít ai dám mạo hiểm với việc thay đổi. Thoát ra khỏi vùng an toàn là một việc không dễ chút nào, nhất là khi người ta thấy ngoài vùng an toàn kia đang hứa hẹn thêm những lợi nhuận cho kẻ khác.

QUẢNG CÁO

Trang nhất của từ L'Equipe hôm 3/9

Và không chỉ giới báo chí dẫn dụ một chống lại kiểu này. Ở cuộc họp của Hiệp hội các CLB bóng đá châu Âu, chủ tịch PSG Al-Khelaifi, trong cương vị chủ tịch Hiệp hội, cũng đã nhấn mạnh rằng “Một Biennale World Cup (biennale: 2 năm một) chỉ làm giảm giá trị của giải đấu mà thôi”. Rõ ràng, phía CLB, cụ thể hơn là giới điều hành CLB, cũng chống lại ý tưởng mà họ cho là điên rồ này. Họ cho rằng FIFA chỉ hành động một chiều, về hướng lợi nhuận, mà bỏ quên khía cạnh khác là chuyên môn và tính hấp dẫn của một một thể thao có truyền thống và lịch sử.

Nhưng thực ra, ý tưởng của Wenger đưa ra có phải là sự tham lam điên rồ hay không? Hãy nhìn vào lịch sử làm việc của ông rồi chúng ta hẵng nhận xét. Wenger không phải là một người sau khi không huấn luyện nữa là lập tức quên ngay những ngày tháng trên sân tập. Ông có lý của mình khi tạo nên một bước đà cải cách bóng đá thực sự.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu căn nguyên mà Wenger muốn cải cách World Cup cái đã. Ông cho rằng các trận đấu vòng loại với thể thức chia thành 10 bảng, mỗi bảng 5-6 đội như hiện nay sẽ bắt mỗi ĐTQG đá ít nhất là 8 hoặc 10 trận vòng loại. Sự kéo dài của vòng loại này dẫn tới sức hút của chính nó không còn hấp dẫn nữa. Bằng chứng là sự quan tâm của công chúng tới vòng loại World Cup đã không còn được nhiều như cách nay hai mươi hay ba mươi năm. Để thay đổi, Wenger đưa ra ý tưởng tập trung và cắt gọn.

Wenger muốn mỗi năm chỉ có 3 kỳ tập trung đội tuyển rơi vào tháng Ba, tháng Mười và tháng Sáu đá vòng chung kết. Thực tế, ông còn muốn giảm lại còn 2 kỳ, nghĩa là có thể vòng chung kết sẽ thay cho 1 kỳ tập trung còn lại để đảm bảo cầu thủ có một mùa Hè nghỉ ngơi đúng nghĩa. Mỗi bảng vòng loại sẽ chỉ còn 4 đội và số trận các đội chơi vì thế cũng chỉ còn 6 mà thôi. Việc tập trung đội tuyển chỉ trong hai kỳ như đề xuất sẽ không làm gián đoạn các giải đấu cấp CLB như hiện tại với 5 kỳ tập trung đội tuyển rơi vào các tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười và tháng Mười một.

World Cup 2026 sẽ có 48 đội tham dự

Thực tế, quan điểm của Wenger khá có lý khi chúng ta nhìn vào World Cup 2026 với 48 đội tham dự vòng chung kết. Khi ấy, UEFA sẽ có 24 suất với 55 ĐTQG đua tranh. Như vậy, số lượng vào vòng loại lên tới gần 50% và do đó, duy trì một thể thức 10 bảng, mỗi bảng 5-6 đội sẽ càng làm giảm sức hấp dẫn của vòng loại. Giả sử, nếu chia thành 14 bảng, lấy 14 đội đầu bảng vào vòng chung kết và 14 đội nhì bảng sẽ đua tranh 10 chiếc vé còn lại, tính cạnh tranh chắc chắn sẽ căng thẳng hơn rất nhiều.

Thay đổi mà Wenger đưa ra này đã được đệ trình và phải đợi xem có được phê duyệt hay không trong tháng 12 này. Nhưng cơ bản, để nó trở thành hành động cụ thể, mà Wenger ước tính là có thể áp dụng từ sau 2024, nó sẽ đòi hỏi một loạt các thay đổi khác từ các LĐBĐ châu lục như một hiệu ứng domino. Khi ấy, EURO, Copa America, CAN, CONCACAF và Asian Cup sẽ phải đổi lịch cũng 2 năm một lần và rơi vào năm lẻ. Và nếu thay đổi mang tính hệ thống này xảy ra, chắc chắn các năm lẻ sẽ là những năm “trăm hoa đua nở” của bóng đá với các lựa chọn thoải mái cho người hâm mộ, từ EURO cho tới Asian cup, từ CAN cho tới Copa America…

Thật ra, nếu chúng ta nhìn vào việc UEFA tổ chức UEFA Nations League và dùng nó như một nền tảng tham góp cho vòng loại World Cup, EURO, chúng ta sẽ nhận thấy lợi ích lớn mà nó đã làm được là số trận giao hữu vô bổ đã được giảm thiểu. Là một HLV, Wenger hiểu hơn ai hết một trận giao hữu hiện nay không còn giá trị gì. Về thương mại, nó không thể bằng một trận vòng loại. Về chuyên môn, nó thiếu tính cạnh tranh để cầu thủ cũng như đội bóng có thể cải thiện mình.

Bóng đá sẽ thú vị hơn nếu bỏ các trận giao hữu tẻ nhạt?

Việc đại dịch Covid-19 bùng phát rõ ràng đã ảnh hưởng quá lớn lên các giải vô địch bóng đá, đặc biệt là các giải đấu tập trung, mà chuyện EURO 2020 phải dời lại 1 năm là ví dụ điển hình. Chính sự xô lệch kế hoạch này đã khiến rất nhiều giải đấu khác bị ảnh hưởng, lịch thi đấu của các CLB ở các giải vô địch QG cũng ảnh hưởng. Ý tưởng của Wenger thực chất để phục vụ tính “bảo tồn” kế hoạch mùa giải của các HLV CLB bởi toan tính của họ là một xa lộ lớn không bị cắt ngang bởi các thay đổi từ các đợt tập trung ĐTQG. Chính vì thế, giới HLV gần như không có ai phản bác ông về khía cạnh chuyên môn. Có chăng, họ chỉ nghi ngờ về tính hấp dẫn của một Biennale World Cup so với một World Cup truyền thống mà thôi.

Tháng 12 này, mọi thứ sẽ được quyết định. Và nếu FIFA thông qua ý tưởng này thì dù có coi nó là tham lam điên rồ hay là một cải cách đi nữa, mọi liên đoàn sẽ đều phải tuân thủ. Chỉ có một điều chắc chắn, nó sẽ tạo nên một thay đổi mang tính hệ thống khi toàn bộ các giải đấu hàng đầu ở châu lục sẽ đều phải được tổ chức theo một lịch trình bóng đá chung.

Chắc chắn, các cầu thủ sẽ thích ý tưởng ấy. Đơn giản, bớt đi các trận giao hữu vô bổ, các trận vòng loại dư thừa, họ thêm được những ngày nghỉ ngơi cho mình và gia đình. Còn về tham vọng, nó có thể giúp các ngôi sao có thêm cơ hội nâng cao bảng thành tích của mình. Lịch sử từng chứng kiến quá nhiều ngôi sao vĩ đại không thể vô địch World Cup chỉ vì lý do đơn giản: họ không có thời gian chờ đợi thêm 4 năm nữa khi sự nghiệp đã sắp về chiều. 

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích