Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Chung kết UEFA Nations League: Một tương lai bắt đầu thành hình

Chung kết UEFA Nations League: Một tương lai bắt đầu thành hình

Trận bán kết điên rồ giữa Pháp và Bỉ không khỏi khiến chúng ta dễ sa vào nghi ngờ rằng rất có thể trận chung kết sẽ diễn ra không hấp dẫn nhưng cuối cùng, nó đặc biệt thú vị theo một cách khác. Và những gì diễn ra cũng đủ để khẳng định rằng UNL không phải là một giải đấu vô bổ tầm phào khi mà cả hai đội đã thể hiện quyết tâm thắng trận không khác gì một trận chung kết World Cup hay EURO.

Phải thừa nhận, với những ai yêu thứ bóng đá cống hiến, đậm tính giải trí, hiệp 1 của trận đấu không phải là thứ mà họ mong đợi. Nhưng thực sự, hiệp đấu đầu tiên ấy lại là một màn phô diễn của hai HLV với những con tính chiến thuật kỹ càng. Deschamps vả Enrique đã đấu trí cực gắt, dùng mảng miếng để kiềm toả nhau hết mức thay vì xua quân tấn công kiếm tìm bàn thắng sớm tạo lợi thế cho mình. Điều đó chứng tỏ họ dành cho nhau sự tôn trọng rất lớn và cũng tỏ ra rất khiêm nhường trước một đội bóng lớn vốn dĩ có thể kết liễu đoàn quân của mình bất kỳ lúc nào.

Hạ Tây Ban Nha với kịch bản khó tin, Pháp lên ngôi vương UEFA Nations League

Hạ Tây Ban Nha với kịch bản khó tin, Pháp lên ngôi vương UEFA Nations League Sau các trận bán kết xuất sắc, cả Tây Ban Nha và Pháp đã đụng độ nhau trong trận đấu cuối cùng để tìm ra nhà vô địch UEFA Nations League 2020/2021.

Aymeric Laporte: Tôi sẽ cống hiến 300% khả năng của mình ở trận đấu tới

Aymeric Laporte: Tôi sẽ cống hiến 300% khả năng của mình ở trận đấu tới Trung vệ từng khoác áo các lứa trẻ của ĐT Pháp tỏ ra vô cùng tự tin khi đối đầu với nơi không cho anh cơ hội để ra sân.

Pháp không lép vế hơn Tây Ban Nha dù chỉ có 2 tiền vệ trung tâm là Tchouameni và Pogba trong khi đối thủ chơi với bộ 3 Rodri - Gavi - Busquets. Để làm được điều đó, Deschamps yêu cầu Benzema và Griezmann đều phải lui về hỗ trợ và Pháp thực chiến trong sơ đồ 3-4-2-1 với một tứ giác ở trung lộ thì đúng hơn. Trong khi đó, Tây Ban Nha với Oyarzabal lui về thường xuyên hơn cũng tạo nên một tứ giác đối trọng và thực chiến 2-4-4 đa phần thời gian nhờ vào kỹ năng kiểm soát bóng quen thuộc của mình.

QUẢNG CÁO

Griezmann tích cực lui xuống phòng ngự

Cả hai đội đã trình diễn một thứ pressing “khét lẹt” ở hiệp 1 khi tất cả các cầu thủ của họ đều thể hiện sự tập trung cao độ, “bật radar” thường xuyên để không cho phép đối thủ có một giây rảnh rỗi nào. Phong tỏa đối phương chặt chẽ, họ còn có các pha áp sát chuẩn mực đến mức BLV của BT Sport không dưới 2 lần phải dùng từ “thời điểm chuẩn xác” mỗi khi có một pha áp sát tranh chấp bóng được thực hiện. Hầu như tất cả những lần nhận bóng bước 1 của cầu thủ hai bên ở hiệp 1 đều bị can thiệp lập tức ngay ở nhịp nhận bóng đầu tiên khiến cho việc bóng luân chuyển qua lại giữa hai đội là liên tục với một tốc độ rất cao. Xem một hiệp đấu giàu tính chiến thuật như thế, đôi khi ta có cảm giác mệt và đau đầu cũng phải.

Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi ở hiệp 2, khi Deschamps bắt đầu cho tăng tốc. Chỉ ngay sau cú dứt điểm dội xà ngang của Theo Hernandez khiến thủ thành Unai giật mình lo sợ, Tây Ban Nha đáp lễ bằng bàn thắng của Oyarzabal. Đó là một cú dứt điểm sát thủ, tinh tế và đối diện cú dứt điểm ấy, Lloris chỉ có thể sững sờ đứng nhìn mà thôi. Nhưng dấu ấn cá nhân của Oyarzabal không che mờ được dấu ấn chiến thuật của Enrique. Ông quả thực tinh tường khi chọn đúng chỗ đánh, đúng điểm đánh và Pháp chao đảo không ít lần vì đòn đánh này.

Nhận ra Pháp sẽ yếu ở bên phía phải sau khi Varane chấn thương nhường chỗ cho một Upamecano vốn kém hơn ở khâu luân chuyển bóng và Kounde mới nhận thẻ vàng nên sẽ nhát chân hơn, Enrique cho Tây Ban Nha tập trung đánh mạnh vào khu vực này. Thêm vào đó, Pavard của Pháp vốn dĩ không quá chắc chắn về phòng ngự nên các phối hợp giữa Pavard - Kounde - Upamecano trong khâu phòng thủ dễ nảy sinh sai lầm, đặc biệt là ở các khe giữa họ. Tây Ban Nha liên tục khai thác tử huyệt này và Pháp chỉ tàm tạm yên khi Dubois vào thay Pavard mà thôi.

Enrique đã khai thác tốt vị trí của Pavard

Nhưng may mắn cho Pháp là họ có pha xuất thần của Benzema ngay sau bàn thua chỉ 2 phút. Cú cứa lòng của Benzema xứng đáng đi vào kho tàng lịch sử những bàn thắng đẹp và nó mới là thứ thổi ngọn lửa cảm hứng cho một Les Bleus mới lĩnh cú tát trời giáng. Song, đó không phải là một pha tấn công mang tính ngẫu hứng mà nó là một ý đồ, một kế hoạch cụ thể đã được Deschamps hoạch định giữa hai hiệp. Nhân thấy Gavi quá mất sức cho cuộc chiến tuyến giữa và Azpilicueta cũng thường chơi quá cao, Pháp sử dụng khả năng thoát áp sát tốt của Pogba để có các đường lên bóng nhanh ở trung lộ sau đó bất thần xẻ ra biên trái. Thực tế, cú dứt điểm dội xà ngang trước đó đã là một pha đánh kiểu này rồi và bàn thắng của Benzema chỉ là lặp lại một công thức có kết quả mong đợi (bàn thắng) mà thôi.

Bàn thắng của Mbappe là thứ gây tranh cãi khi anh rõ ràng ở vào thế việt vị và nó khiến người xem có cảm giác hơi oan cho các cầu thủ Tây Ban Nha nhưng thực chất, tổ VAR và trọng tài đã áp dụng đúng luật một cách máy móc. Họ dựa trên cái nguyên tắc “tiếp bóng đầu tiên” để loại trừ sự việt vị của Mbappe khi Garcia với cú can thiệp mà bất kỳ hậu vệ nào cũng sẽ làm đã đen đủi chạm bóng trước để từ đó hoá giải cái việt vị của đối thủ. Thực tế, nếu như là bóng đá kiểu cũ, khi mà các nhà phân tích dữ liệu còn chưa lên ngôi, bàn thắng này sẽ không được công nhận và Tây Ban Nha hoàn toàn xứng đáng là nhà vô địch UNL lần này.

Và kể cả có chấp nhận chút bất công do “các ông phân tích” tạo ra đi nữa, Tây Ban Nha vẫn chơi 1 thứ bóng đá xứng đáng vô địch khi họ cho Pháp suýt ra bã hai lần liền. May nhờ Lloris quá xuất sắc trong cản phá, Pháp mới bảo toàn được tỷ số và hình ảnh thủ thành Unai của Tây Ban Nha liên tục lên vòng cấm Pháp tham gia uy hiếp ở cuối trận càng cho thấy khát vọng của Tây Ban Nha lớn chừng nào, nỗi tiếc nuối của họ lớn nhường nào khi họ ý thức được rằng mình đã chơi rất hợp lý và rất thuyết phục.

Tây Ban Nha đã chơi một trận... xứng để thắng

Chúc mừng Pháp, tiếc cho Tây Ban Nha nhưng có lẽ nên nhìn vào điểm sáng của cả hai bên thì hơn. Trận cầu này cho thấy một tương lai của bóng đá châu Âu đã thành hình. Bên phía Pháp, không ai thấy nhớ Kante cả và bên phía Tây Ban Nha, nỗi buồn của việc thế hệ Iniesta đã giải nghệ cũng chẳng còn. Những Gavi, Ferran Torres, Yeremi, Tchouameni, Kounde, Mbappe đã khẳng định họ làm chủ sân khấu lớn, làm đầu tàu được cho đội bóng lớn của mình. Đó là còn chưa kể đến những cá nhân không xuất hiện lần này, như Pedri, như Camavinga hay những cá nhân ở tuổi cứng hơn một chút nhưng vẫn dưới 25 như Theo Hernandez, Rodri, Garcia… Tất cả họ đều đủ để khiến chúng ta hình dung ra diện mạo của bóng đá châu Âu tương lai gần, ở vào thời kỳ mà những Messi, CR7, Lewandowski, Griezmann, Kane… không còn thống trị nữa.

Riêng về Tây Ban Nha, họ trình diện một trình độ khác hẳn so với EURO vừa rồi và nếu giữ vững phong độ này, chắc chắn họ sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm ở Qatar vào năm sau. Một năm thôi, đúng, chỉ một năm thôi, là quá đủ để những tuyển thủ tuổi 18 của Enrique kịp trưởng thành bởi ngay từ hôm nay, họ đã và đang là những nhân vật được ra sân thường xuyên ở cả CLB lẫn ĐTQG.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích