Trang chủ     EURO 2020   /   Để nhớ về ngày tháng cũ

Để nhớ về ngày tháng cũ

Chúng ta nói với nhau rất nhiều về Anh, Pháp, Đức, TBN, Ý, BĐN và chúng ta sẽ còn nói về họ rất nhiều nữa sau từng lượt đấu của EURO 2020. Nhưng, từ trong tâm khảm mình, chúng ta vẫn ước vọng có một cái tên bé nhỏ nào đó bỗng nhiên tạo ra được bất ngờ lớn, để giải đấu trở nên sống động hơn, lôi cuốn hơn.

Những bất ngờ kiểu đó luôn mang trong mình một hình ảnh cao đẹp, kỳ vĩ mà loài người đã mộng tưởng về suốt chiều dài lịch sử, qua từng câu chuyện sử thi cho tới cổ tích, với những nhân vật bé nhỏ nhưng lại có thể chống lại được những thế lực khổng lồ.

Trọng tài trận Đan Mạch vs Phần Lan là “anti” của Chelsea

Trọng tài trận Đan Mạch vs Phần Lan là “anti” của Chelsea Trên trang web chính thức của UEFA đã nêu tên các trọng tài, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vị vua áo đen nào sẽ bắt trận đấu giữa Đan Mạch vs Phần Lan nhé.

Nhận định Đan Mạch vs Phần Lan, 23h00 ngày 12/6/2021

Nhận định Đan Mạch vs Phần Lan, 23h00 ngày 12/6/2021 Nhận định, Soi kèo Đan Mạch vs Phần Lan VCK Euro 2020/21, lúc 23h00 ngày 12/6 ✔️ Dự đoán kết quả bóng đá, phân tích soi kèo Euro giữa Đan Mạch vs Phần Lan chuẩn xác

EURO này, đội bóng nào sẽ có khả năng mở lại những trang kỳ ảo ấy của thế giới túc cầu đây? Đó là một câu hỏi cần được trả lời qua mỗi ngày, khi những đội bóng như Phần Lan và Đan Mạch ra sân. Chính họ sẽ từng bước một đưa ra đáp án cuối cùng rằng “Có hay không một chú ngựa ô của giải?”. Và đêm nay, khi Đan Mạch tiếp Phần Lan ở Copenhagen, chắc nhiều người sẽ nhớ về 7 kỳ EURO trước. 29 năm trước, chính Đan Mạch đã tạo nên một giải đấu diệu kỳ khi họ loại đội bóng “Vua vòng loại” thời đó là Pháp, diệt ĐKVĐ EURO là Hà Lan và hạ gục ĐKVĐ World Cup là Đức để lần đầu tiên trong lịch sử được ghi danh là một quán quân thực thụ.

QUẢNG CÁO

Nếu nhìn lại câu chuyện của Hy Lạp 2004, chắc nhiều người sẽ cảm thấy vẫn còn choáng ngợp bởi sự bất ngờ mà đội bóng của Otto Rehhagel mang lại. Nhưng nếu so sánh cái kỳ vĩ của chức vô địch năm 2004 của Hy Lạp với chức vô địch năm 1992 của Đan Mạch, chúng ta sẽ cảm thấy nó còn bé nhỏ hơn nhiều. Ở vị thế của một đội bóng không có vé dự vòng chung kết, Đan Mạch làm kẻ thế chân nhưng cuối cùng lại không lót đường và bước lên đài danh vọng trong sự choáng váng của tất cả các cường quốc bóng đá.

Đan Mạch 1992

Đan Mạch rơi vào bảng tử thần, nơi có sự góp mặt của Pháp và Anh.

Kể lại câu chuyện Đan Mạch 1992 bây giờ có lẽ đã quá thừa bởi những người yêu bóng đá gần như đã thuộc nằm lòng từng đường đi nước bước của đội hình “những chú lính chì” dũng cảm 29 năm trước. Nhưng có những điều ẩn chứa trong hành trình của Đan Mạch 1992 có lẽ đến nay chưa nhiều người biết tới. Thậm chí, có những điều còn để lại dấu vết đến tận hôm nay, trong hình hài của bóng đá hiện đại.

HLV của Đan Mạch 1992, ông Richard Moller Nielsen, đã được tạp chí World Soccer trao giải HLV xuất sắc nhất năm 1992 nhờ vào chức vô địch thần kỳ mà ông giành được. Nhưng mấy người biết rằng, ngay tại quê hương mình, ông không nhận được danh hiệu HLV xuất sắc nhất cùng năm. Người giành danh hiệu HLV Đan Mạch xuất sắc nhất 1992 lại là HLV Ebbe Skovdahl của Brøndby, mặc cho Skovdahl chả đạt danh hiệu gì năm đó. Lý do có thể là người Đan Mạch chưa bao giờ tin vào khả năng của Richard Moller cả.

Trước khi được lựa chọn làm HLV trưởng Đan Mạch, Richard Moller thậm chí đã bị từ chối thẳng thừng sau khi ông nộp đơn ứng tuyển. Chủ tịch LĐBĐ Đan Mạch khi đó, ông Hans Bjerg-Pedersen, thậm chí còn lên truyền hình phát biểu một câu đầy phỉ báng rằng “Bà nội tôi mà làm huấn luyện thì còn đạt kết quả còn tốt hơn cả Richard Moller”. Hans Bjerg-Pedersen lúc đó theo đuổi HLV người Đức, Horst Wohlers. Nhưng đổ vỡ trong đàm phán đã khiến Wohlers không thể đến Đan Mạch và giả sử Wohlers có đến được đi nữa, chắc gì đã có một Đan Mạch 1992 thần kỳ.

Trước khi bổ nhiệm Richard Moller, LĐBĐ Đan Mạch đã thất bại trong đàm phán với 7 HLV khác. Ông chỉ là lựa chọn sau cùng mà thôi. Lãnh đạo LĐBĐ Đan Mạch tin rằng họ có một lứa cầu thủ tài năng qua những gì mà Micheal Laudrup đã làm được ở thập niên 80s. Nhưng tại sao lại có tới 7 HLV không thể cố sức để giành lấy ghế HLV trưởng 1 lứa tài năng ấy? Số phận có lẽ chỉ là một phần. Phần khác, chắc họ không tin rằng tài năng kia đủ sức vươn ra khỏi khu vực Scandinavia???

Richard Moller

HLV Richard Moller được xem như là lựa chọn sau cùng của LĐBĐ Đan Mạch

Richard Moller nhận việc trong sự chống lại của rất nhiều người, kể cả giới cầu thủ. Nhưng rồi, chính các cầu thủ nhanh chóng nhận ra rằng cách tiếp cận của Moller rất đáng nể trọng. Từ một HLV được cho là chỉ chú trọng phòng ngự, Moller đã bắt đầu hình dung con đường khác với lứa cầu thủ trong tay mình. Ông tâm đắc điều Cruyff nói, đại ý “chơi đẹp không có hiệu quả thì vứt. Chơi hiệu quả không đẹp cũng vứt”. Chính ông, ở vòng chung kết 1992 ấy, đã nói với Brian Laudrup rằng “Tôi một tuần xem ít nhất 3 trận bóng đá, từ lúc tôi 9 tuổi. Tính tới nay, đã 46 năm rồi. Như vậy là khoảng 7.176 trận, 600 ngàn phút. Và tôi biết, cậu là người giỏi nhất mà tôi từng chứng kiến. Cậu giỏi hơn cả anh trai mình nữa”. Cái cách khích lệ ấy đã khiến Brian Laudrup trở thành cầu thủ xuất sắc nhất EURO 1992 và sau này, trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc của châu Âu.

Moller biết áp lực của cầu thủ là như thế nào, biết họ sợ hãi gì và niềm tin của họ tới đâu. Ông cho họ thấy niềm tin bằng cách giải toả mọi áp lực cho họ. Ông sẵn sàng đi nhặt những quả bóng mà họ đùa nghịch phá đi thật xa. Ông sẵn sàng dừng xe giữa đường cho cầu thủ vào McDonald xả hơi theo yêu cầu. Ông sẵn sàng huỷ một buổi tập đã lên lịch để kéo họ ra một khu vui chơi và cho tập bóng sân mini. Ông cũng hứa là làm rằng “Nếu vào chung kết, tôi sẽ yêu cầu LĐBĐ cho vợ và bạn gái các cậu ở chung khách sạn, ở chung phòng với các cậu luôn”.

Và tất cả họ đã đáp đền cho ông. John Jensen, cầu thủ bị báo chí Đan Mạch coi là kém nhất, người luôn tự ti rằng mình không biết sút, đã được ông động viên rằng “Cậu không phải Brian Laudrup, cậu không nhanh bằng Sivebaek, cậu không bao quát như Kim Christofte nhưng tôi gọi cậu vì tôi cần cậu. Cậu chạy nhiều nhất đội. Ở đâu cần, cậu đã xuất hiện ở đó. Cậu là động cơ cho cả cỗ máy chạy được. Cậu không bao giờ bỏ cuộc. Còn sút ư? Hãy thả lỏng cái đầu mình ra và sút thoải mái”. Để rồi, chính John Jensen mở tỷ số trong trận chung kết, trước khi Kim Vilfort nhấn chìm mọi hy vọng của ĐKVĐ World Cup.

John Jensen

Khoảnh khắc John Jensen mở tỷ số trận chung kết Euro 1992

Nhắc tới Vilfort, cũng phải nhắc tới việc Moller để Vilfort được về quê nhà để lo cho cô con gái 7 tuổi Line Vilfort bị bạch cầu và việc trị liệu không cho kết quả. Vilfort thật ra đã muốn bỏ luôn giải nhưng cánh cửa của Moller luôn mở rộng chờ đợi. Anh đã trở lại và không phụ lòng ông, để rồi anh trở thành nhà VĐ EURO theo đúng ước nguyện của cô con gái. Hai tuần sau chức vô địch, bé Line Vilfort qua đời sau khi đã mãn nguyện vì thấy cha mình giữ lời hứa “mang về cho con chiếc huy chương”.

Và vượt trên cả, ở năm 1992 đó, một trong số hiếm thủ thành chơi chân tốt nhất của thế giới bóng đá đã toả sáng. Peter Schmeichel chính là cái tên đó, để đến hôm nay, con trai anh chính là một trụ cột của Đan Mạch ở EURO 2020.

Đêm nay, Đan Mạch sẽ khởi đầu thế nào? Họ đang có những cầu thủ tốt, như Schmeichel con, như Christensen, Vestergaard, như Eriksen, Delaney, Hojbjerg… Đó cũng là một lứa tài năng, nhưng chưa sánh được về sự lừng danh so với các đồng nghiệp ở các cường quốc bóng đá khác, giống y như lứa của Laudrup, Schmeichel, Vilfort, Jensen, Larsen… ngày nào.  Đan Mạch cũng không bị coi là đội bóng trung bình khá như thời 1992 nữa. Nền bóng đá Đan Mạch đã phát triển nhiều trong những thập niên qua. Nhưng câu chuyện thần kỳ của Moller vẫn còn đó, câu chuyện của một con người bị xem nhẹ, bị đánh giá thấp nhưng cuối cùng, kết quả mang lại là không ai có thể xem thường.

Nhưng để đến được với cái ngưỡng không ai có thể xem thường kia, Richard Moller Nielsen đã phải chiến thắng chính những thương tổn của mình, khi bị người ta mai mỉa rằng “đến bà nội tôi còn làm tốt hơn ông ấy”. Đó mới chính là một chiến thắng mà các cầu thủ, đội bóng bị xem là chiếu dưới cần phải hướng tới. Có được chiến thắng trước tổn thương mới mong vươn đến sự phi thường.

Hà Quang Minh

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích