Trang chủ     Bóng đá Việt Nam   /   Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

Nếu coi việc vượt qua Vòng loại thứ 2 World Cup là một kì tích, thì Vòng loại 3 với cơ hội đối đầu 5 đội tuyển hàng đầu châu lục trong bối cảnh những trận đấu chính thức, chắc chắn là dịp không thể tốt hơn cho bóng đá Việt Nam đặt ra mục tiêu tối thiểu, đó là cọ xát và tích lũy kinh nghiệm. 90 phút làm khách tại Saudi Arabia có thể đem lại nỗi buồn và nuối tiếc, nhưng bài học nào có thể rút ra cho những thử thách kế tiếp, cụ thể là với Australia sau đây vài ngày?

Điểm sáng Việt Nam

Saudi Arabia với lợi thế sân nhà, thứ hạng FIFA vượt trội cùng bề dày kinh nghiệm trận mạc của HLV và cầu thủ đã không thể khoan thủng hệ thống phòng ngự đầy kỉ luật được Việt Nam xây dựng trong suốt 50 phút đầu tiên. Tiếp nối truyền thống tiếp cận lùi sâu số đông quen thuộc đã được HLV Park Hang-seo rèn giũa suốt 4 năm qua, các cầu thủ Việt Nam với cấu trúc 5-4-1 giăng lõng theo chiều ngang sân đã khiến Saudi Arabia gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm phương án khoan phá.

Duy Mạnh xin lỗi người hâm mộ vì bị thẻ đỏ

Duy Mạnh xin lỗi người hâm mộ vì bị thẻ đỏ Với việc bị truất quyền thi đấu chỉ sau 54 phút, đương nhiên Đỗ Duy Mạnh đang cảm thấy rất buồn. Vậy nhưng anh vẫn cố gắng nén những cảm xúc tiêu cực lại để gửi lời xin lỗi tới toàn thể đội bóng cùng các cổ động viên.

Người hâm mộ vẫn rất tự hào về đội tuyển Việt Nam

Người hâm mộ vẫn rất tự hào về đội tuyển Việt Nam Dù đội tuyển Việt Nam không thắng, thế nhưng người hâm mộ nước nhà vẫn rất tự hào và hài lòng với những gì đã các cầu thủ thể hiện.

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

QUẢNG CÁO

Ngay khi bóng được triển khai sang phần sân nhà Việt Nam, đó là tín hiệu cho tiền vệ gần nhất tiến lên áp sát cầu thủ cầm bóng cùng áp lực hỗ trợ của tiền đạo cắm, trong trường hợp này là Tiến Linh. Phía sau, cả ba tiền vệ sẽ nghiêng sang theo hướng bóng nhằm bịt khoảng hở để lại bởi cầu thủ dâng cao. Năm hậu vệ cũng đồng thời sẵn sàng phản ứng để truy cản bắt người nhận bóng gần nhất trong phạm vi quản lí bản thân khi đối phương chuyền xuyên tuyến vào khu vực giữa tuyến phòng ngự và tiền vệ.

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

Một cấu trúc nhịp nhàng và kỉ luật được Việt Nam thực hiện tốt nhằm hạn chế tối đa thời lượng bóng lăn trong phạm vi trực diện trước mặt khung thành và hai hành lang trong. Việt Nam từng làm không đủ tốt trong trận đấu cuối cùng Vòng loại 2 trước UAE và để đối phương liên tiếp khai thác vào khoảng trống khu vực này. Trước một Saudi Arabia với những cá nhân sở hữu kĩ thuật xử lí điêu luyện trong phạm vi hẹp như đội trưởng Salman Al-Faraj (số 7) hay tiền đạo Salem Al-Dawsari (số 10), đây là cách tiếp cận chủ động hợp lí của HLV Park khi không gian bị bó nghẹt tới mức tối thiểu cho đối phương xoay trở.

Saudi Arabia gặp khó khăn khi triển khai qua trung lộ và buộc lòng phải tìm kiếm giải pháp nhiều hơn qua biên, nơi họ có sự tham gia của hai hậu vệ cánh cơ động là Sultan Al-Ghanam (phải - số 2) và Yasser Al-Shahrani (trái - số 13). Tuy nhiên, phụ thuộc vào bài đánh biên lại khiến đội chủ nhà rơi trúng bẫy ý đồ mà Việt Nam đã chuẩn bị sử dụng. Phía trong, cả ba trung vệ Việt Nam sở hữu chiều cao tốt, cùng hỗ trợ bổ sung của hậu vệ biên xa bóng và tiền vệ trung tâm thường xuyên có lợi thế áp đảo quân số so với số lượng tiền đạo Saudi Arabia để dễ dàng hóa giải những tình huống treo bóng bổng.

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

Khác biệt Australia

Ngoài nguyên nhân khách quan đến từ cấu trúc phòng ngự chắc chắn của Việt Nam, một số vấn đề nội tại của chính Saudi Arabia là lí do chủ quan khiến cách tiếp cận của Việt Nam càng trở nên thuận lợi trong hiệp 1. Thứ nhất, đội chủ nhà duy trì quá nhiều quân số tại bước triển khai đầu tiên, dù đội khách chỉ cắm thường trực duy nhất một tiền đạo gây áp lực. Nhập trận với sơ đồ 4-2-3-1, nhưng Saudi lại dùng tới 4 nhân sự chỉ để tìm kiếm giải pháp triển khai, bao gồm hai trung vệ và hai tiền vệ trung tâm. Như có thể thấy tại tấm hình phía trên, ngay cả khi bóng chuẩn bị được tạt vào vòng cấm Việt Nam, Saudi Arabia không có quá nhiều người tấn công.

Thứ hai, khi bóng thường xuyên bị ép ra biên, hai cầu thủ chạy cánh của đội quân HLV Herve Renard lại không đủ kĩ thuật khéo léo để thực hiện các tình huống qua người. Nếu không tạt được bóng, lựa chọn duy nhất còn lại là trả ngược để tái khởi động đợt tấn công. Hơn nữa, hai cầu thủ này cũng không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ đồng đội, khi các cầu thủ tấn công đều đã bó trong chiếm lĩnh vị trí, trong khi tiền vệ trụ không dâng cao thực hiện chồng biên hoặc kéo người.

Australia hứa hẹn sẽ mang tới thử thách lớn hơn cho Việt Nam

Australia hứa hẹn sẽ mang tới thử thách lớn hơn cho Việt Nam

Tuy nhiên, Australia hứa hẹn sẽ mang tới thử thách lớn hơn cho Việt Nam khi vượt trội hơn hẳn Saudi Arabia khi rơi vào những hoàn cảnh tương tự, xét qua màn trình diễn của Socceroos trong thắng lợi 3-0 trước Trung Quốc. Cùng sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 như Saudi, nhưng Australia sở hữu sự cơ động và linh hoạt của cặp tiền vệ trụ Jackson Irvine – Ajdin Hrustic, hai cầu thủ đều đang thi đấu tại Đức, lần lượt cho St Pauli và Eintract Frankfurt. Không chỉ có khả năng phát động tấn công, cả hai đều năng nổ và tỉnh táo trong di chuyển hỗ trợ gần bóng.

Giải pháp tấn công trung lộ của Australia do đó được kì vọng sẽ biến hóa và có tốc độ xử lí nhanh hơn Saudi Arabia khá nhiều. Chưa hết, trong trường hợp gặp bế tắc, Socceroos hoàn toàn tự tin áp đảo trong các tình huống không chiến nhờ vào lợi thế chiều cao của cặp tiền đạo Tom Rogic (189cm) và Adam Taggart (183cm).

Yếu điểm trước Saudi Arabia

Phòng ngự chắc chắn và chỉ thủng lưới sau khi mất người, nhưng đáng chú ý là xét về tổng số lượng tình huống dứt điểm cả trận, Việt Nam sút nhiều hơn sau thẻ đỏ của Duy Mạnh (2 tình huống so với 1). Sau khi Quang Hải dứt điểm đẳng cấp giúp đội khách bất ngờ chiếm lợi thế từ sớm, suốt 75 phút kế tiếp, đoàn quân HLV Park Hang-seo đã không tung ra được thêm bất kì tình huống uy hiếp khung thành đối phương nào.

Ngay trong hiệp 1, đã có hai lần trọng tài cảnh cáo cầu thủ Việt Nam vì những tình huống chủ động câu giờ, trong đó có thẻ vàng cho Văn Thanh. Trong rất nhiều pha bóng truy cản ngăn chặn thành công triển khai của đối phương, hậu vệ đội khách khi có không gian thời gian đã không kiểm soát lại mà lập tức phá bóng thẳng lên trên với ý đồ chơi không rõ ràng, ngay cả ở những tình huống Tiến Linh đã lùi sâu hỗ trợ phòng ngự. Thậm chí, ít nhất hai lần ở các tình huống phát bóng lên, thủ môn Tấn Trường cũng chủ động phát bóng dài như muốn trả bóng lại cho đối phương.

Thủ môn Tấn Trường hay có có xu hướng phất dài. Ảnh: AN.

Thủ môn Tấn Trường hay có có xu hướng phất dài. Ảnh: AN.

Không rõ, những tình huống “trả bóng” đó có tới từ chỉ đạo của BHL hay không. Nhưng ít nhất là trong khoảng 15 phút đầu và cuối trận, thời điểm chỉ còn chơi với 10 người trên sân, Việt Nam đã chứng minh rằng với sự bình tĩnh và phối hợp hiệu quả, đội khách hoàn toàn đủ khả năng triển khai tấn công, ít nhất là đưa được bóng vào tới 1/3 sân đối phương, tạo áp lực ở mức chấp nhận được lên đối thủ và qua đó, giảm áp lực tạo nên chính khung thành Tấn Trường.

Như từng phân tích trước trận, trung thành với chiến thuật chủ động lùi sâu phòng ngự là sách lược phù hợp cho Việt Nam tại Vòng loại 3, khi đối đầu với những ông lớn đẳng cấp. Tuy nhiên, muốn giành điểm hay kết quả có lợi, Việt Nam cần thực hiện nhiều hơn những tình huống chủ động với bóng. Bàn thắng mở điểm của Quang Hải là một ví dụ điển hình, khi đội khách tổ chức áp sát đoạt bóng tốt, sau đó triển khai tấn công hợp lí để rồi Văn Thanh có cơ hội xuống biên.

Việt Nam là đội tuyển bị thổi phạt penalty cao nhất trong số 12 ĐTQG

Việt Nam là đội tuyển bị thổi phạt penalty cao nhất trong số 12 ĐTQG

Khi hệ thống phòng ngự có thể coi là yên tâm về mặt vận hành và trơn tru tới đâu, chỉ phụ thuộc vào phong độ của từng cá nhân ngày xuất trận, mảng miếng tấn công và phương án xử lí với bóng vẫn là vấn đề rất lớn chờ đợi HLV Park Hang-seo cung cấp lời giải. Đúng như HLV người Hàn Quốc phát biểu sau trận: “Một khi đã dẫn trước thì chúng ta cần gì tấn công.”

Tuy vậy, nếu không thể kiểm soát được bóng và giảm thiểu áp lực lên khung thành, sự lăn xả của các hậu vệ không thôi có lẽ sẽ là không đủ để cứu Việt Nam như đã làm trước Saudi Arabia. Thống kê cho thấy, Việt Nam là đội tuyển bị thổi phạt penalty cao nhất trong số 12 ĐTQG tham dự Vòng loại 3, với 5 tình huống chỉ sau 9 trận đã đấu. Kể cả khi đối phương chưa thể ghi bàn, áp lực khủng khiếp họ gây ra là đủ để buộc chúng ta tự mắc sai lầm.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích

Có thể bạn thích