Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Galcticos 5.0 có mang lại một thay đổi lớn trong hệ thống chuyển nhượng?

Galcticos 5.0 có mang lại một thay đổi lớn trong hệ thống chuyển nhượng?

Galacticos 5.0 là dự án mà Perez đang vươn tới. Thời hạn của ông sẽ là mùa Hè 2022, khi những nhân vật còn sót lại của thế hệ 4.0 như Modric, Benzema đã bước vào giai đoạn “lão hoá”. Và nếu dự án galacticos 5.0 của Perez thành công, rất có thể nó sẽ là bước ngoặt thay đổi cả hệ thống chuyển nhượng châu Âu.

Khi Real Madrid công bố những bản hợp đồng mang tên Figo, Zidane, Ronaldo, Beckham… cách đây gần 2 thập kỷ, tất cả họ đều được gắn kèm một mức giá mà gần như không đội hóng nào ở châu Âu dám mơ tới. Real đã tạo dựng quyền lực bằng sức mạnh tài chính trong chuyển nhượng theo cách đó và chủ tịch Perez từng bị “tuyên án” là kẻ góp phần tạo ra cuộc chạy đua chuyển nhượng phí leo thang.

Mùa giải 2021-22: Năm chuyển giao khó lường chờ đón Real Madrid

Mùa giải 2021-22: Năm chuyển giao khó lường chờ đón Real Madrid Đúng nửa tháng nữa, thị trường chuyển nhượng mùa hè sẽ khép lại. Trái với truyền thống hào hùng trong quá khứ, không khí tại Santiago Bernabeu vẫn hết sức trầm lắng. Đã hai mùa giải liên tiếp, không bom tấn nào được Chủ tịch Florentino Perez tạo ra.

Để đón Mbappe, Real Madrid vẫn còn nhiều thứ phải dọn dẹp

Để đón Mbappe, Real Madrid vẫn còn nhiều thứ phải dọn dẹp Real Madrid và Carlo Ancelotti đang rất muốn sở hữu Mbappe, tuy nhiên để đạt được điều này, họ cần phải dọn dẹp rất nhiều thứ.

Kể tử thời điểm Perez giới thiệu Figo đến nay, bao nhiêu kỷ lục chuyển nhượng đã bị phá vỡ rồi. Cái ngày mà Perez mua Zidane với giá 78 triệu euro, ít ai dám nghĩ rằng chỉ chưa đầy 20 năm sau, chuyện một cầu thủ không ở đẳng cấp Zidane nhưng vẫn có thể được thoả thuận ở mức trên trăm triệu euro đã là chuyện quá bình thường. Ví dụ đơn giản nhất thôi là Jack Grealish. Đó là một cầu thủ giỏi nhưng có thể xếp ở tầm siêu sao thì chưa. Nhưng Man City vẫn phải trả 100 triệu bảng Anh để có được sự chấp thuận từ Aston Villa. Nếu Ronaldo “béo” đang là một ngôi sao đương thời, khoảng 25 tuổi, giá anh ta sẽ là bao nhiêu? 300 triệu euro ư? Dám lắm.

QUẢNG CÁO

Perez phá sâu kỷ lục thế giới với Zidane tại nhiệm kỳ đầu

Perez phá sâu kỷ lục thế giới với Zidane tại nhiệm kỳ đầu

Nhưng ở vào giai đoạn mà cầu thủ trăm triệu đã quá bình thường trên thị trường thì Real lại không còn sử dụng sức mạnh tài chính nữa. Cơ bản, Real không còn sức mạnh tài chính như các đối thủ khác. Nói cụ thể hơn, Real vẫn là CLB giàu có bậc nhất thế giới nhưng phương cách chi tiêu của họ không thể giống với các CLB một chủ đầu tư. Đó là còn chưa kể đến quy định quỹ lương phải ở mức 70% doanh số điều hành mà La Liga đưa ra. Chi đồng nào với Real lúc này đều cần phải cân nhắc kỹ, với tham chiếu là bảng cân đối kế toán hàng năm của mình.

Perez không hổ danh là vị chủ tịch bóng đá xuất sắc nhất thế giới hiện nay, nếu không nói là xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Ông không bị bó tay bởi các khó khăn mang tính nguyên tắc cần tuân thủ kể trên. Ông lựa chọn đường hướng cụ thể cho Real của mình để nhằm mục đích duy trì văn hoá của CLB: các siêu sao kết hợp với tài năng trẻ từ fabrica của Madrid.

Để bắt tay vào xây dựng galacticos 5.0 ở hoàn cảnh kinh tế như hiện nay là một nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nhưng Perez lại có một bộ não để biến điều bất khả thi ấy trở nên có thể thực hiện được. Ông định lượng hai thứ cụ thể nhất trong cuộc chiến chuyển nhượng cam go này. Thứ nhất là giá trị thương hiệu và bề dày lịch sử của Real Madrid. Thứ hai chính là cách mà Real sẽ xuất hầu bao cho việc tăng cường ngôi sao.

Bernabeu là một trong những biểu tượng của thương hiệu Real Madrid hùng mạnh

Bernabeu là một trong những biểu tượng của thương hiệu Real Madrid hùng mạnh

Lấy thế mạnh là giá trị thương hiệu, Perez luôn xây dựng trên truyền thông một hình ảnh Real giàu tham vọng chinh phục. Từ đó, duy trì cực tốt trong cộng đồng cầu thủ một quan điểm nhất quán rằng Real là điểm đến danh giá nhất với mỗi cầu thủ chuyên nghiệp. Hấp lực Real càng thôi thúc cầu thủ, nó càng giúp Perez giảm nhẹ áp lực trong các cuộc đàm phán mà đa phần đối phương đều là những kẻ cáo già.

Từ đó, Perez chủ trương tạo ra một galacticos với chi phí thấp. Alaba chính là trường hợp mở màn. Thực tế, Real đã đưa Alaba vào tầm ngắm kể từ khi Zidane còn chưa từ chức. Việc bật chế độ radar sớm ấy, với các tín hiệu được bắn đi thường xuyên đã nuôi dưỡng trong chính Alaba một khát vọng: phải đến với Madrid. Chính khát vọng đó đã khiến anh không gia hạn hợp đồng với Bayern Munich. Và việc cuối cùng cần đến cũng phải đến. Thứ Real mang lại cho Alaba là thứ mà hiếm hoi CLB nào ở châu Âu có thể đáp ứng: mức lương.

Tiếp sau Alaba, Real nhắm ngay đến Goretzka. Khả năng Bayern mất cầu thủ thứ 2 cho Real mà không thu được đồng nào đang lộ diện dần. Tháng 06/2020, Goretzka đã từ chối lời đề nghị gia hạn HĐ lần thứ nhất từ Bayern. Bây giờ, anh vẫn tiếp tục kiên định không ký tiếp mà sẽ tháo chạy đến Real vào Hè 2022. Đó là lúc Modric đã 36 tuổi và ở năm 2022, Goretzka cũng vừa vào tuổi 27, đúng độ chín. Thứ mà Goretzka biết chắc anh sẽ có ở Real đã quá cụ thể: giá trị thương hiệu, môi trường thi đấu mới mẻ, khả năng cạnh tranh danh hiệu và lương rất cao.

Alaba hiện vẫn là chữ ký đáng chú ý duy nhất của Real Madrid trong hè

Alaba hiện vẫn là chữ ký đáng chú ý duy nhất của Real Madrid trong hè

Trong khi đó, Paul Pogba cũng là một mục tiêu đã lâu của Real. Pogba cũng hết hạn hợp đồng vào năm 2022 và đang chưa đi đến quyết định cuối cùng có tiếp tục gia hạn với Man Utd hay không. Nhưng Real cho thấy họ vẫn luôn chờ ở đó. Tương tự với Pogba là Mbappe. Perez chưa hề đưa ra một đề nghị chính thức nào cho cả Man Utd lẫn PSG cả. Nhưng tín hiệu bắn đi cho cầu thủ thì vẫn rất đều. Thậm chí, đại diện của cả hai đều nắm rất rõ mức lương mà họ có thể nhận được nếu đến Bernabeu. Nước cờ của Perez đã đặt cả Man Utd lẫn PSG vào một áp lực kỳ dị và khả năng họ mất trắng ngôi sao của mình cho Real thực ra không hề nhỏ chút nào.

Chính sách đẩy mức lương lên đến mức độ không thể chối từ để nhằm không phải bỏ các khoản phí chuyển nhượng quá lớn cho cầu thủ là một chiến thuật hiểm hóc của Perez. Hãy thử tính như thế này. Để mua được Mbappe, rất có thể Real phải chi ít nhất là 150 triệu euro. Nếu Real chèo kéo Mbappe bằng một mức lương ngang với Messi ở Barca trước đây là 40 triệu euro/mùa, tổng chi phí Real bỏ ra sẽ giảm đi rất nhiều so với việc mua đứt và trả lương ngang bằng mức PSG hiện tại là 30 triệu euro. Việc mua đứt sẽ ngốn của Real ít nhất 300 triệu cho một bản hợp đồng 5 năm chưa kể lót tay. Còn việc có được Mbappe ở dạng chuyển nhượng tự do hè 2022, Real sẽ phải chi cùng lắm 200 triệu euro cả lương lẫn lót tay cho 5 năm mà thôi.

Khi nào điều này sẽ xảy ra?

Khi nào điều này sẽ xảy ra?

Nếu những toan tính trên của Perez thành công, rất có thể nó sẽ là mẫu hình cho nhiều CLB đi theo về sau trong chiến dịch tăng cường lực lượng. Ở vào giai đoạn mà luật công bằng tài chính ngày càng thắt chặt và giá cầu thủ bị đội lên đến mức không tưởng, việc dùng đòn bẩy lương bổng để tác động cầu thủ không gia hạn hợp đồng với CLB chủ quản sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính cụ thể. Và đặc biệt, chiến thuật này hoàn toàn có thể phát huy tác dụng khi quyền quyết định tương lai nằm trong tay cầu thủ nhiều hơn là trong tay CLB. Chỉ có điều, rủi ro duy nhất có thể xảy ra là cầu thủ có thể chọn đích đến khác màu mỡ hơn sau khi hết hạn hợp đồng và nó khiến thời gian chờ đợi, chèo kéo trở nên vô ích. Điển hình là trường hợp Wijnaldum, người đã từ chối Barca ở ngay bậc cửa của CLB Tây Ban Nha để quay xe sang PSG.

Perez luôn là người biết tạo ra cuộc chơi của riêng mình và nếu lần này cuộc chơi được kiểm soát tốt trong tay ông, rất có thể đó sẽ là cách mạng của thị trường chuyển nhượng sau này, một cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn toàn bản chất của cuộc chơi chuyển nhượng vốn dĩ vẫn ầm ĩ xưa nay ở bóng đá châu Âu.

Hà Quang Minh

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích