Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   [Góc Hà Quang Minh] Man Utd: Chuyện của Ole, chuyện của ê kíp

[Góc Hà Quang Minh] Man Utd: Chuyện của Ole, chuyện của ê kíp

3 năm trước, thất bại trước Liverpool đã khiến Mourinho phải rời khỏi Old Trafford. Man Utd cũng sắp sửa đối đầu Liverpool của Klopp trong hoàn cảnh phong độ của họ không khả quan lắm. Liệu nó có phải là dấu hiệu cho sự chấm hết đối với Ole Solskjaer, người vẫn nhận được hậu thuẫn đặc biệt…

Sau gia hạn hợp đồng, Ole lập tức gặp ngay những kết quả không được ưng ý. Chỉ trong vòng 1 tháng, Man Utd thua 4 trận ở mọi đấu trường. Niềm cảm hứng CR7 không đủ dài để khoả lấp đi những nỗi âu lo từ các thất bại ấy. Và đã có những đánh giá xoay quanh năng lực của Solsa bất chấp việc ông vẫn nhận được sự ủng hộ của ban lãnh đạo cũng như sir Alex Ferguson.

Góc Hoàng Bách: Nỗi thất vọng Manchester United từ hình ảnh Jadon Sancho

Góc Hoàng Bách: Nỗi thất vọng Manchester United từ hình ảnh Jadon Sancho Dù là mục tiêu săn đuổi của Manchester United từ mùa hè 2020, Jadon Sancho chỉ có thể cập bến Old Trafford một năm sau đó với mức phí chuyển nhượng thuộc nhóm kỉ lục.

Góc Hà Quang Minh: Paul Pogba và vai trò thủ lĩnh

Góc Hà Quang Minh: Paul Pogba và vai trò thủ lĩnh Đăng quang UEFA Nations League (UNL) với Les Bleus, Pogba lại khiến một câu hỏi cũ được lặp lại. Đó là “Tại sao không thấy một Pog-Bleus trong màu áo Man Utd?”

Thực tế, khi câu hỏi “Ole có năng lực đủ để dẫn dắt Man Utd trở lại con đường chinh phục hay không?” được đặt ra, đã có rất nhiều tranh cãi khách quan nhằm tìm kiếm câu trả lời thoả đáng. Và một trong những quan điểm đáng lưu ý nhất, có giá trị chuyên môn nhất chính là việc nêu rõ vai trò của Solsa ở Man Utd. Cụ thể, các ý kiến này cho rằng không thể và không nên so sánh Ole với những cá nhân nổi bật khác ở các CLB Premier League khác khi cách điều hành đội bóng ở Man Utd dựa trên cơ sở đặt Ole là một nhà quản trị (manager) với một ê kíp chuyên môn hoá rất sâu đúng như mô hình của Sir Alex trước đây.

QUẢNG CÁO

Mô hình hệ thống vận hành của Manchester United

Nếu nhìn vào mô hình HLV trưởng - nhà quản trị này, chúng ta sẽ nhận ra rằng nó là một mô hình rất khoa học, đòi hỏi đầu tư rất lớn cho khâu nhân sự. Như trường hợp của Ole hiện thời, cái gọi là Ban huấn luyện dưới tay ông là vô cùng hùng hậu với 13 “đầu lĩnh” giúp việc. Đó là còn chưa kể đến vài thành viên khác không thuộc diện “trợ lý”. Như đã nói ở trên, ê kíp này được phân công công việc chuyên môn hoá sâu sắc và ngoài nhiệm vụ chuyên biệt của mình, họ còn phải tham mưu cho Solsa trong tất cả các công việc từ lên kế hoạch thi đấu cho tới ổn định nhân sự trong phòng thay đồ…

Với bộ máy như vậy, rất dễ để có thể chỉ ra rằng lỗi của cá nhân nào trong mỗi một cuộc khủng hoảng to hay nhỏ của đội bóng. Vì thế, chắc chắn cũng sẽ có những người đi tới nhận định đại ý khó có thể trách cứ Solsa nếu như các trợ lý của ông không thực hiện chu đáo công việc của mình. Từ quan điểm này, khách quan đi đến kết luận thay Solsa chỉ là một hành động vô ích mà ban lãnh đạo Man Utd có thể sẽ không tính đến trong giai đoạn hiện thời.

Thêm vào đó, việc thay ngựa giữa dòng ở Man Utd cũng sẽ đồng nghĩa với chuyện nguyên một ê kíp cũng sẽ bị loại bỏ vì tân HLV trưởng sẽ chắc chắn xây dựng một ê kíp riêng của mình, phù hợp với đòi hỏi của mình. Chi phí cho chuyện thay đổi cồng kềnh như vậy là khá lớn và nó cũng là rào cản để lãnh đạo Man Utd đi tới một quyết định lớn.

Nếu sa thải Solskjaer, Man Utd sẽ phải loại bỏ ê kíp hiện tại

Song, nói gì thì nói, chúng ta cũng khó có thể bênh vực cho Solsa khi thành tích của Man Utd kém cỏi. Nếu chỉ dựa trên cơ sở các vấn đề chuyên môn như thay người, lựa chọn sơ đồ chiến thuật, lựa chọn kế hoạch thi đấu… là nhiệm vụ của các trợ lý như Phelan hay McKenna, câu hỏi đặt ra ở đây sẽ là “Solsa ngồi đó để làm cái gì?”. Khá nhiều viện dẫn bênh vực Solsa đều dựa trên câu chuyện của Sir Alex trước đây với hàm ý Sir không phải người mạnh về chiến thuật mà chủ yếu giỏi về quản trị con người. Đúng, sir Alex Ferguson không phải là người quá mạnh về chiến thuật nhưng điều đó không đồng nghĩa với chuyện ông phó mặc cho đội ngũ trợ lý. Ông luôn là người đứng ra chịu trách nhiệm bởi ông chính là người đưa ra quyết định cuối cùng. Và không ít lần, các quyết định thay người của ông chính là bước ngoặt lớn mang lại thành tựu cho Man Utd. Có thể nói, người ta đánh giá ông không mạnh về chiến thuật chẳng qua là bởi ông không phô diễn cái mạnh ấy của mình ra mà thôi. Phải khẳng định, ông rất giỏi về chiến thuật bởi nếu không giỏi, ông không thể nào khiến đội ngũ trợ lý tài năng của mình tâm phục khẩu phục đến vậy.

Ngay cả việc lựa chọn ai làm trợ lý cho mình, sir Alex cũng đã bộc lộ cái giỏi chiến thuật của ông rồi. Không hiểu biết sâu sắc, không tinh tế, ông không thể nào đánh giá một trợ lý có năng lực về chuyên môn ở mức độ nào. Chính vì cái tài ba này mà ông đã duy trì được một đế chế Man Utd mạnh mẽ và bền bỉ như thế. Nên nhớ, chính quyết định gọi Scholes quay lại ở nửa cuối mùa giải cuối cùng dẫn dắt Man Utd của ông mới là quyết định giàu tính chiến thuật nhất. Nhờ đó, Man Utd mới có thể có cú bứt tốc và đăng quang ở mùa Hè.

Quay trở lại với Solsa, đội ngũ trợ lý của Solsa năng lực tới đâu? Chính năng lực của đội ngũ trợ lý này là thước đo năng lực của Solsa. Được toàn quyền xây dựng ê kíp, Solsa tất nhiên phải chịu trách nhiệm với từng lựa chọn của mình. Việc ông chọn sai người thể hiện nhãn quan của ông về nghề chắc chắn có vấn đề.

Năng lực của đội ngũ trợ lý này là thước đo năng lực của Solsa

Ngoài ra, trong các tham mưu chiến thuật trong suốt các trận cầu, trợ lý cũng chỉ đưa ý kiến dựa trên các phân tích cá nhân của mình. Là HLV trưởng, Solsa phải có khả năng thẩm định các tham mưu đó, và sẵn sàng bác bỏ, thay thế bằng một quyết định sáng suốt hơn. Nếu không tồn tại những hành động như vậy, thử hỏi chất lượng huấn luyện của Solsa là như thế nào? Còn nếu chỉ cần một nhà quản trị đủ có uy và đủ khiến cầu thủ phải ngoan, Man Utd thực tế không thiếu huyền thoại chứ không cần đến một huyền thoại nổi danh từ việc là siêu dự bị làm gì.

Không có gì có thể biện minh cho những sai lầm mà Solsa đã và đang bộc lộ ở Man Utd lúc này được. Và nếu như chúng ta đổ lỗi cho ê kíp trợ lý của Solsa, rõ ràng chúng ta cũng sa lầy trong thói vô trách nhiệm. Là người đầu tàu, chắc chắn phải chấp nhận đứng mũi chịu sào mỗi khi khó khăn nảy sinh. Rất may, Solsa không bao giờ đổ lỗi cho ai cả bởi nếu ông làm như vậy, cả Old Trafford sẽ chẳng có ai nể trọng ông nữa.

Vấn đề của Man Utd cuối cùng là gì? Thay Solsa hay đề nghị ông thay ê kíp giúp việc? Thay một loạt cầu thủ không đáp ứng hay là thậm chí có thể đi một bước xa hơn, tức là thay đổi hoàn toàn mô hình làm việc “HLV - nhà quản trị” vốn quen thuộc từ xưa tới nay? Rất khó để trả lời. những câu hỏi này nhưng bản chất của bóng đá thì khó có thể nào bị thay đổi, dù cho bóng đá có hiện đại đến nhường nào. Đó chính là HLV phải là một nhà chiến thuật, với những ý tưởng chiến thuật phù hợp, thiết thực và đủ sức phát huy khả năng của những cầu thủ của mình. Bản chất ấy, Solsa có đủ hay không? Đấy mới là câu hỏi quan trọng.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích