Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   [Góc Hà Quang Minh] Man Utd: Phản ứng thế nào ở lượt về?

[Góc Hà Quang Minh] Man Utd: Phản ứng thế nào ở lượt về?

Hoà 1-1 ở lượt đi trên sân Atletico không phải là một kết quả tiêu cực. Nhưng nhìn vào lối đá của Man Utd và Atletico, câu hỏi đặt ra cho Ralf Rangnick là cần phản ứng thế nào ở lượt về sau khi đã đọc được bài của đối thủ…

Phải thừa nhận, Atletico đã chơi một trận cực hợp lý trước Man Utd. Chặt chẽ, pressing hiệu quả, linh hoạt và tốc độ trong việc chuyển đổi trạng thái, Atletico còn khiến Man Utd ức chế khi chủ trương đá rát, sẵn sàng phạm lỗi từ xa để ngăn chặn các nguồn sáng tạo của Man Utd mà cụ thể là Bruno Fernandes và Paul Pogba. Nhưng cái hay của Atletico chỉ là một phần của cuộc chơi. Phần còn lại, chính những nhược điểm của Man Utd mới khiến họ đã phải vất vả đến thế.

Atletico Madrid đã chơi hay thế nào trước Man Utd?

Atletico Madrid đã chơi hay thế nào trước Man Utd? Man Utd và Atletico Madrid đều có một phong độ kém hơn kỳ vọng trong mùa giải năm nay. Vì thế màn so tài tại Wanda Metropolitano được dự báo sẽ diễn ra cân tài/

Man Utd cầm hòa Atletico Madrid, Paul Scholes nói thẳng cơ hội vô địch Champions League

Man Utd cầm hòa Atletico Madrid, Paul Scholes nói thẳng cơ hội vô địch Champions League Trong chuyến hành quân đến Wanda Metropolitano, Man Utd đã gặp vô vàn khó khăn. Họ là đội bị thủng lưới trước ngay từ phút thứ 7, nhưng sau đó lại thoát thua.

QUẢNG CÁO

Thứ nhất, Man Utd không phòng ngự kiểm soát bóng 2 hiệu quả. Gần như toàn bộ các cơ hội bóng 2 ở phía khung thành của De Gea đều nằm dưới sự kiểm soát rất chặt của Atletico Madrid. Ví dụ điển hình nhất chính là 2 pha phạt góc đầu trận của Atletico ở phút thứ 3 và phút thứ 6. Ở cả hai tình huống ấy, không một ai bên phía Man Utd kiểm soát được vùng cơ hội (zone 14) và đặt nó hoàn toàn trong đôi chân của ít nhất 2 cầu thủ đối phương. Gương mặt thường xuyên ở vào vị trí đón bóng 2 thuận lợi nhất và rảnh chân nhất bên phía Atletico chính là Kondogbia, cầu thủ chơi hay nhất phía Atletico. Và chính ở pha phạt góc thứ 2 ấy, cũng từ việc đoạt được bóng 2 mà Renan Lodi đã có cú tạt đẹp, chuẩn để Joao Felix đánh đầu tung lưới De Gea.

Ngay cả ở các tình huống bóng sống mà Atletico tạt vào vòng cấm Man Utd và bóng được phá ra ngoài giải nguy, bóng 2 cũng luôn nằm trong vòng cương toả của đội chủ nhà. Điển hình là tình huống tấn công bóng dội cột dọc Man Utd cuối hiệp 1. Xem lại tình huống ấy, chúng ta sẽ nhận thấy nếu bóng dội ra rơi vào chân ai và Joao Felix rảnh chân đến mức nào.

Nói chung, đây không phải là nhược điểm chỉ xuất hiện trước Atletico Madrid. Nó diễn ra khá đều ở cả Premier League. Dường như, xu hướng bị hút về phía bóng của các cầu thủ Man Utd là có. Việc lựa chọn vị trí của các tiền vệ Man Utd ở các pha phòng ngự cũng rất có vấn đề. Cự ly giữa các tuyến của Man Utd cũng chưa hợp lý và đó là lý do họ không làm chủ thế trận hoàn toàn.

Thứ hai, ở khâu tấn công, phản công, vấn đề của Man Utd lộ rõ ở điểm họ có quá nhiều cầu thủ tự cho mình quyền giữ bóng. Pogba và Bruno giữ bóng, đó là chuyện bình thường và họ nên là những người được quyền giữ bóng ở bên phía Man Utd. Nhưng ngoài họ ra, Sancho, CR7 và cả Rashford cũng rất ham giữ bóng, đặc biệt là Rashford. Giả sử, nếu không có đồng đội kịp lên hỗ trợ khi phản công, việc giữ bóng ấy là hoàn toàn hợp lý. Đằng này, có nhiều trường hợp có đồng đội ở vị trí lân cận và khá trống trải, Rashford cũng ít nghĩ đến việc phối hợp mà có vẻ thích giữ bóng qua người hơn. Và đó là quyết định quá ngây thơ với một hàng thủ tổ chức quá chặt chẽ như của Atletico Madrid. Chính việc quá nhiều người có quyền giữ bóng như thế đã khiến nhịp thi đấu của Man Utd trở nên rời rạc. Tốc độ tấn công cũng không cao và do đó, khách quan không còn nhận thấy một Man Utd đặc trưng nhiều thập niên qua là nhanh, mạnh và bất ngờ.

Hiệp 2, Man Utd chơi với ít chạm hơn nên họ có cơ hội tốt hơn hiệp 1. Chính những gì thể hiện ở hiệp 2 sẽ là điều mà Rangnick cần phải yêu cầu học trò của mình phải phát huy. Hãy nhìn bàn gỡ 1-1 của Elanga chúng ta sẽ hiểu. Đó là lúc Man Utd chơi bóng rất tiết kiệm động tác. Từ tình huống phát động cho tới tình huống dứt điểm của Elanga, duy nhất chỉ có Bruno Fernandes là người chạm bóng 3 lần. Nhưng cả 3 chạm của Bruno đều là dạng chạm bóng hiệu quả khi anh đẩy bóng tăng tốc để tung ra đường kiến tạo. Và hãy tưởng tượng, nếu không phải là Elanga mà vẫn còn Rashford trên sân, liệu Man Utd có gỡ hoà nổi hay không?

Ai là người được phép giữ bóng và những ai không được phép giữ bóng quá lâu, đó chính là thứ mà Rangnick cần đòi hỏi học trò của mình ngay từ bây giờ. Thêm vào đó, kiểm soát tốt bóng 2 cũng là một đòi hỏi cấp thiết nữa. Ngoài ra, tổ chức lại tuyến tiền vệ hợp lý hơn trong việc luân chuyển vị trí bất đối xứng giữa Fred - Pogba - Bruno Fernandes cũng là yếu tố quan trọng bởi chính việc chia cắt tốt bộ 3 này mà Atletico đã khiến Man Utd vất vả vô cùng ở trận lượt đi vừa rồi.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích