Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Hà Quang Minh: Bóng đá là đi tìm chứng minh

Hà Quang Minh: Bóng đá là đi tìm chứng minh

Định nghĩa bóng đá là gì? Câu hỏi này ai cũng có thể trả lời được, kể cả là một bà nội trợ chưa bao giờ quan tâm tới chuyện trên sân cỏ. Tất nhiên, đó sẽ là một định nghĩa riêng nhưng không có nghĩa là nó không có sự thú vị. Và nếu là một định nghĩa dành riêng cho người chơi bóng, có khi sự thú vị còn lớn hơn nhiều…

Olivier Giroud là một cầu thủ như thế nào? Câu trả lời chắc chắn sẽ vô cùng đa dạng do cách nhìn nhận của khách quan dành cho anh. Nhưng chắc chắn, sẽ không một ai đánh giá tiền đạo người Pháp là một chân sút có đẳng cấp ở tầm vóc các siêu sao đương thời. Thậm chí, người ta sẽ xem anh không có chất lượng bằng Lukaku, người đã đến Chelsea để anh phải rời nơi đó ra đi.

Karim Benzema: Còn gánh nổi hàng công của Real?

Karim Benzema: Còn gánh nổi hàng công của Real? Khi nói đến tuyến đầu của Kền Kền Trắng, cái tên nổi bật nhất chẳng ai khác ngoài Karim Benzema và liệu ở tuổi 33, tiền đạo người Pháp có còn gánh nổi hàng công của Real Madrid.

Kết quả AC Milan vs Cagliari: Cú đúp ngoạn mục của Giroud

Kết quả AC Milan vs Cagliari: Cú đúp ngoạn mục của Giroud Cập nhật tỷ số, kết quả trận đấu AC Milan vs Cagliari vòng 2 Serie A, trận đấu được diễn ra vào lúc 1h45 ngày 30/8 theo giờ Việt Nam.

Nhưng nếu lục lại bảng thành tích của Giroud, chắc hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên. Với họ, Giroud có vẻ như một tiền đạo “lặng lẽ”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng đó lại là một cá nhân có khá đủ những danh hiệu cao quý. Chỉ ngoại trừ Premier League, anh đã vô địch Ligue 1, vô địch cúp FA, vô địch Champions League và vô địch World Cup. Nếu so sánh anh với tiền đạo đã chiếm chỗ của anh ở tuyển Pháp lúc này là Benzema, rõ ràng anh thua kém cả về năng lực lẫn số lượng danh hiệu. Nhưng thứ anh có, Benzema chưa có. Đó chính là World Cup.

QUẢNG CÁO

Tất nhiên, bóng đá là cuộc chơi còn hơn 11 người trên sân nên khó có thể nói danh hiệu Giroud có được là do mình anh tạo ra. Và hơn nữa, đời người còn có duyên và phận. Benzema có quãng thời gian bạc phận, vô duyên với Les Bleus và ở đúng thời điểm đó, Giroud trám chỗ để là nhà vô địch thế giới. Đó cũng là lý do để những ai vốn dĩ không đề cao Giroud sẽ càng xem thường khả năng của anh hơn.

Nhưng thực sự, chúng ta khó có thể phủ nhận rằng khi Les Bleus không có Benzema, Giroud đã thế chỗ rất tốt. Việc anh vượt qua cả Platini để trở thành chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ nhì cho ĐTQG là một bằng chứng rõ nét nhất và không thể nào phủ nhận. Nhưng con số đôi khi cũng biết nói dối. Đơn cử là 46 bàn của Giroud và 41 bàn của Platini không đủ để biến Giroud trở thành một biểu tượng vượt trội Platini trong lịch sử một nền bóng đá. Chỉ có một thứ có thể nói thật. Đó chính là quãng đường sự nghiệp mà một cầu thủ đã trải qua. Trên quãng đường đó, Giroud xứng đáng được trân trọng.

21 tuổi, khi còn chơi ở giải hạng 3 của Pháp, kha khá người trong giới chuyên môn đã nhận xét thẳng thừng, thậm chí nói thẳng vào mặt Giroud, rằng anh không đủ chất lượng để chơi ở Ligue 1. Vậy mà chỉ 3 năm sau, anh đã được triệu tập và khoác áo ĐTQG. 25 tuổi, anh vô địch Ligue 1 với Montpellier và sau chức vô địch đó chỉ 1 năm, anh đã trở thành gương mặt chính thức của Arsenal thường xuyên chơi ở Champions League. Sau đó thì ai cũng biết, với những danh hiệu nào anh có được ở cả cấp CLB lẫn ĐTQG. Và bây giờ, ở tuổi sắp hưu, anh khoác áo Milan, dám nhận về chiếc áo số 9, chiếc áo đầy áp lực của một trong những CLB vĩ đại nhất trong lịch sử Italia.

Câu chuyện cuộc đời của Giroud có thể được tổng kết lại bằng chính những gì anh phát biểu sau khi ra mắt cuốn tự truyện của mình có tên “Always Believe” (Vững tin). “Chứng minh khách quan đã sai chính là câu chuyện đời tôi. Truyền thông suốt ngày cứ cố dựng lên chuyện ganh ghét giữa tôi và Benzema. Ban đầu tôi thấy buồn, sau đấy thì tôi thấy ‘buồn cười’ mà thôi”. Đúng, để chứng minh bản thân mình, một người cần sự vững tin và chỉ có thể nền tảng vững tin mới giúp người ấy đi tới đích.

Nhắc tới Benzema trong câu chuyện Giroud, chúng ta cũng có thể nhìn thấy ở cuộc đời bóng đá của anh một nỗ lực chứng minh bản thân mình chưa bao giờ ngưng nghỉ. “Không thể đi săn với một con mèo” chính là nhận xét của Mourinho ám chỉ Benzema và đã không có một phản ứng ngôn từ nào từ tiền đạo người Pháp. Cầu thủ được xem là con cưng của Perez đã từng bị nhìn nhận như một kẻ “ăn ké” thành công của những siêu sao Real như Ronaldo, Modric nhưng bây giờ, những ai từng nghĩ như vậy về anh đều phải thay đổi thái độ. Benzema đã cho thấy cống hiến của mình là như thế nào, chất lượng của mình ra sao và nhất là khi anh được trở lại với Les Bleus sau nhiều năm ở trong vai 1 tội đồ bị trừng phạt, anh vẫn bền bỉ, vẫn nổ súng như thể trong anh không có tuổi băm.

Nếu không xác lập cho mình một mục đích phải chinh phục chính những kẻ chống lại mình, đánh giá sai về mình bằng minh chứng thực tế trên sân cỏ, cuộc đời một cầu thủ cũng khó có thể có được kỷ lục hay danh hiệu. Và không chỉ cầu thủ nói riêng, hay vận động viên thể thao nói rộng ra hơn, mà chính mỗi cá nhân chúng ta nói chung cũng vậy. Biết bao đứa trẻ đã phải lớn lên trong cái gọi là “nhìn nhà con nhà người ta kia kìa” và cuối cùng, chúng đã trưởng thành chững chạc mà không cần phải nhắc lại “bố mẹ người ta đầu tư cho con khác lắm”. Phải có một mục đích lớn, người ta mới nuôi được ý chí và tạo ra những kế hoạch cụ thể để phấn đấu chứng minh bản thân mình. Đó là bài học cơ bản nhất, bài học bên cạnh bài vỡ lòng có tên “vững tin”.

Giờ thì quay lại một chút với câu chuyện của các tuyển thủ Việt Nam. Sáu trận thua liên tiếp ở vòng loại thứ 3 World Cup đã bắt đầu kéo theo những nhận xét khách quan rất đa chiều mà nổi bật lên trong số đó là một nhận xét “đa số tuyển thủ ĐTVN chưa ở đẳng cấp của châu lục”. Đó là một nhận xét đúng trên hoàn cảnh hiện tại, với những kết quả thực tại và không khắt khe chút nào. Nhưng nhận xét đúng ở thời điểm này cũng có thể sai ở thời điểm khác nếu như chính những tuyển thủ kia chứng minh được mình. Đơn cử như trường hợp của Hồng Duy. Ai cũng hiểu, bóng đá là một hệ thống nhưng trong hệ thống vẫn có những cá nhân chưa trở thành mắt xích đúng công năng của nó. Và ai cũng hiểu, khi Văn Hậu chấn thương, nhìn vào mặt bằng V-League, Hồng Duy vẫn là lựa chón sáng giá nhất. Nhưng nhiệm vụ chứng minh của Hồng Duy là phải vượt qua cả cái đánh giá “sáng giá nhất” kia. Đơn gỉản, “sáng giá nhất” còn có thể là so bó đũa chọn cột cờ. Còn “hiệu quả nhất” lại là câu chuyện của việc đặt mình vào một hệ thống và đáp ứng nó như thế nào.

Giroud khi được hỏi về số áo số 9 ở Milan, số áo được xem là “mang nặng lời nguyền”, anh chỉ nói đơn giản “Tôi là một Ky-tô hữu nên tôi không tin chuyện tâm linh nhảm nhí. Tôi muốn giành scudetto”. Muốn là một chuyện, giành được không lại là chuyện khác. Và không tin vào điều nhảm nhí cũng là một chuyện, chứng minh mình vượt qua được nó lại cần ghi bàn. Nhưng cơ bản, Giroud có một sự kiên định chắc chắn, thứ đã viết nên câu chuyện cuộc đời của anh. Và nó đủ để chúng ta hiểu rằng, bóng đá là một trò chơi chứng minh bản thân mình khi khen-chê khách quan luôn lẫn lộn, nhộn nhạo và ầm ĩ.

Bởi thế, cố gắng lên Hồng Duy, Văn Thanh, Thành Chung, Thanh Bình và cả những tuyển thủ áo đỏ khác nữa. Câu chuyện của sự nghiệp các bạn, không khách quan nào có thể viết thay bằng bình phẩm khen-chê của họ.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích