Trang chủ     Bóng đá Việt Nam   /   Kinh nghiệm gì cho đội tuyển Việt Nam?

Kinh nghiệm gì cho đội tuyển Việt Nam?

Thua trận không phải là thảm hoạ. Nhất là khi kẻ thua trận học được gì sau thất bại để trưởng thành…

Thất bại nặng nề 0-4 trước Australia cho thấy ông Park Hang-seo chưa rút được kinh nghiệm gì từ trận thua ở lượt đi. Và khi chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta chào sân Mỹ Đình ở năm âm lịch mới, việc rút kinh nghiệm từ thất bại cũ là vô cùng quan trọng đối với đội tuyển Việt Nam lúc này.

Quang Hải xuất sắc, nhưng chưa đủ

Quang Hải xuất sắc, nhưng chưa đủ Vừa qua, đội tuyển Việt Nam đã phải nhận thất bại với tỷ số 0-4 trước đội tuyển Australia. Trận đấu này, hàng phòng ngự của chúng ta đã chơi không thực sự tốt.

Choáng với số tiền Hà Nội FC chi ra để giữ chân Quang Hải

Choáng với số tiền Hà Nội FC chi ra để giữ chân Quang Hải Hiện tại đã có nhiều tin đồn Hà Nội FC đang muốn cấp cho Quang Hải bản hợp đồng có trị giá lên đến gần 30 tỷ đồng (bao gồm cả lương và tiền lót tay).

Thực tế, Australia chỉ khác lượt đi ở điểm họ chơi tăng tốc ngay từ đầu trận. Còn lại, lối chơi, cách triển khai bóng, lối tổ chức tấn công của họ vẫn như cũ. Họ đa dạng, linh hoạt với các đường phát động từ hai biên và mở hướng tấn công ở nội biên rất tốt. Thêm vào đó, phòng ngự đón lõng của họ cũng hiệu quả và nó là nền tảng cho việc họ tạo ra các đợt tấn công liên tiếp đủ để chúng ta bị rối.

QUẢNG CÁO

Nhưng tín hiệu đáng mừng là ở đầu hiệp 2, đội tuyển Việt Nam có khoảng 20 phút chơi tấn công chủ động rất hào hứng và tốc độ. Chính lối tấn công chủ động này khiến Australia khá bất ngờ và họ cũng phải giảm nhiệt lại. Sau đó, họ có được 2 bàn thắng nhờ vào sự vượt trội của kỹ chiến thuật và cả sự xuống sức của chính các cầu thủ Việt Nam. Từ tín hiệu đáng mừng này, có một bài học kinh nghiệm có thể được đúc rút để nghiên cứu một cách nghiêm túc trước khi chúng ta tiếp Trung Quốc.

Khi Hoàng Đức vào thay Xuân Trường và Công Phượng vào thay Văn Đức, đội tuyển Việt Nam thực tế đã xoay sang sơ đồ 3-5-2 có thể linh hoạt trở thành 5-4-1 khi phòng ngự hoặc 3-4-2-1 khi dàn xếp bóng. Chính thay đổi này đã mang lại cho đội tuyển Việt Nam một lợi thế rất lớn để tạo ra nhịp chơi chủ động trước Australia.

Thứ nhất, so với hiệp 1, khi Công Phượng góp mặt, Quang Hải được lui về nhiều hơn tạo ra bộ 3 tiền vệ giữa sân và giúp đội tuyển Việt Nam cầm được bóng để dàn xếp và phát động. Ở hiệp 1, Quang Hải phải di chuyển quá nhiều theo trục dọc ở cả vai trò tiền vệ lẫn hộ công và gần như chúng ta chỉ có 1 mình anh đảm nhận vai trò cầu nối kéo bóng. Nhưng với Công Phượng chơi ngay sau lưng Tuấn Hải, đội tuyển Việt Nam có thêm một cầu nối bóng hiệu quả, kỹ thuật và cùng Hoàng Đức, Quang Hải, chúng ta có nhiều nhân sự có khả năng kéo bóng lên từ giữa sân. Rõ ràng, khi chơi với Văn Đức và Tuấn Hải, đội tuyển Việt Nam có nhiều nhân sự tấn công hơn nhưng lại ít cơ hội hơn so với việc chỉ còn một mình Tuấn Hải là tiền đạo ở hiệp 2. Đây chính là điểm ông Park cần suy nghĩ trước trận gặp Trung Quốc. Thà ít tiền đạo nhưng nhiều cơ hội còn hơn nhiều tiền đạo mà hiếm hoi cơ hội tấn công. Và việc duy trì nhịp độ tấn công cũng sẽ giúp chúng ta giảm được khá nhiều nguy cơ bị đối thủ liên tiếp gia tăng áp lực.

Thứ hai, việc hai biên thủ của đội tuyển Việt Nam thường xuyên bó vào quá gần trung tâm, chủ yếu hoạt động nhiều ở nội biên (halfspace) đã khiến Australia có nhiều cơ hội phát động từ biên hơn. Đây là điểm chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm khi gặp Trung Quốc, đội bóng cũng thường có những pha tạt sớm hoặc phát động từ biên như Australia. Duy trì nhịp độ tấn công nhưng luôn cảnh giác khoá chặt hai biên là việc mà đội tuyển Việt Nam rất cần phải làm được. Và nếu làm được điều đó, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc kiếm điểm trước Trung Quốc ở ngày mùng 1 Tết nguyên đán này.

Hãy nhớ, Trung Quốc đã chơi theo cách nào ở lượt đi để tìm cách đối phó họ. Họ luôn muốn tạo áp lực tấn công từ biên và khi bị khoá một biên, họ sẽ bình tĩnh luân chuyển bóng sang biên đối diện. Trung Quốc không tìm cách đổi hướng tấn công bất ngờ mà luôn muốn bóng được qua chân Xizhe Zhang trước khi tìm đến biên đối diện. Như vậy, ngoài chuyện phong toả chặt biên có bóng, đội tuyển Việt Nam rất cần nhân sự tuyến giữa để ngăn chặn sự luân chuyển bóng của Trung Quốc. Làm được việc này, chúng ta có thể dập tắt được ý đồ đổi hướng tấn công của họ từ trong trứng nước và ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có khả năng phản công chớp nhoáng ở trung lộ.

Nếu đội tuyển Việt Nam chơi với sơ đồ 5-3-2 chuyển đổi thành 3-5-2 trước Trung Quốc và chấp nhận mạo hiểm chơi tấn công chủ động, chúng ta dễ có cơ hội. Đặc biệt, việc chơi với 3 tiền vệ ở giữa sân cùng 1 hộ công lui về tạo áp lực sau lưng cầu thủ phát động của họ (là Xi Wu và Xizhe Zhang ở lượt đi) có thể giúp đội tuyển Việt Nam tạo ưu thế quân số ở khu vực hứa hẹn tranh chấp nghẹt thở này.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên xác lập không gian chơi bóng chủ động để giảm tải cho khung thành đội nhà. Không gian lý tưởng nên nằm ở khu vực của tiền vệ trụ đội bạn và làm sao đó cố gắng tạo áp lực để tiền vệ trụ này không thể dâng lên khu vực vòng tròn giữa sân. Thêm vào đó, một điểm đặc biệt cần lưu ý là tốc độ chơi bóng. Nếu cuốn vào chơi với tốc độ cao, việc đó sẽ khiến đội tuyển Việt Nam thất thế. Cơ bản, chơi nhanh thì khó chính xác. Mà khâu dứt điểm của đội tuyển Việt Nam vẫn còn chưa sắc bén nên việc chơi quá nhanh sẽ càng khiến cơ hội bị bỏ phí. Thứ hai, chơi nhanh chúng ta không thể lại được với đối thủ mạnh hơn mình cả về tốc độ, cường độ lẫn thể lực. Chủ động nhưng bình tĩnh, thậm chí có thể chậm rãi, mới phát huy được hết sở trường của các cầu thủ Việt Nam.

Rất hi vọng ông Park Hang-seo đã rút kinh nghiệm được từ các thất bại và trận gặp Australia ông chỉ dùng làm một phép thử nhằm đi đến giải pháp cuối cùng để dồn hết cho trận Trung Quốc. Nếu đúng là ông cho đội tuyển Việt Nam chơi một trận “coi như bỏ” trước Australia để tung lá bài thực chất của mình cho trận gặp Trung Quốc sắp tới thì chúng ta hoàn toàn có quyền tin rằng đội tuyển Việt Nam sẽ mở tỷ số và có điểm đúng ngày xuân mới đầu năm.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích