Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Phía sau bước tiến Chelsea: Dấu ấn học viện

Phía sau bước tiến Chelsea: Dấu ấn học viện

Trong thắng lợi thuyết phục 2-0 ngay trên sân nhà của kình địch Arsenal để đưa Chelsea tạm vươn lên chiếm lĩnh ngôi vị dẫn đầu Premier League, có sự đóng góp của 3 cầu thủ “cây nhà lá vườn” do chính The Blues đào tạo. Cũng chính 3 cá nhân ấy, Andreas Christensen, Reece James và Mason Mount đều xuất hiện trong trận chung kết đem về danh hiệu UEFA Champions League hồi tháng 5.

Xét trong nhóm nhà giàu nước Anh Big 6 tại vòng 2 EPL vừa qua, Chelsea là CLB tung vào sân đá chính nhiều cầu thủ tự đào tạo nhất. Đó là một thành tích khó tin bởi trong quá khứ, chính đội chủ sân Stamford Bridge đã để lại dấu ấn “đen tối” mở đường cho sự thống trị của cầu thủ nước ngoài khi lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh sử dụng 11 cá nhân trong danh sách thi đấu với không cái tên nội địa nào. Hôm đó là ngày 26/12/1999, dưới sự dẫn dắt của một HLV người Ý – Gianluca Vialli, Chelsea làm khách tại Southampton với đội hình đá chính gồm 1 cầu thủ Hà Lan, 1 Tây Ban Nha, 1 Brazil, 1 Nigeria, 1 Romania, 1 Uruguay, 1 Na Uy, 2 Pháp và 2 Italy. Một đội ngũ Liên Hợp Quốc thu nhỏ.

Saul Niguez có phải lựa chọn phù hợp cho Chelsea?

Saul Niguez có phải lựa chọn phù hợp cho Chelsea? Chelsea đang cần chiêu mộ một tiền vệ thứ tư trong đội hình và cái tên Saul Niguez là nhân tố khả dĩ vào lúc này nhất của The Blues.

Sai lầm lớn của Arsenal trong việc kiềm tỏa Lukaku

Sai lầm lớn của Arsenal trong việc kiềm tỏa Lukaku Arsenal đã gây ra nhiều thất vọng trong trận derby London, và cựu danh thủ Martin Keown đã đưa ra những nhận định của mình sau khi màn so tài này khép lại.

22 năm sau, đội hình Thomas Tuchel đăng kí sử dụng cho mùa giải 2021-22 vẫn giàu tính quốc tế với 25 cầu thủ mang 13 quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn cụ thể vào thành phần cấu trúc, 1/3 trong số này, tức 8 cầu thủ là người Anh. 7 cá nhân trong đội 1 là hàng tự đào tạo tính theo tiêu chuẩn UEFA, đó là giành ít nhất 3 mùa giải trong độ tuổi đào tạo từ 15-21 trong biên chế CLB, cao nhất trong Big 6, đồng hạng với Manchester United và Arsenal, hai đội bóng vốn có truyền thống ưu ái gà nhà. Tính rộng hơn biên chế của 20 CLB tham dự EPL 2021-22, số cầu thủ xuất thân từ học viện Chelsea cũng chiếm ưu thế với 10 người.

QUẢNG CÁO

Thứ hạng

CLB

Số cầu thủ tự đào tạo thuộc biên chế CLB

Số cầu thủ tự đào tạo thuộc biên chế CLB khác tại EPL

Tổng số cầu thủ

1

Chelsea

7 10 17
2 Manchester United

7

9 16
3

Arsenal

7 8 15
4 Liverpool

6

4 10
5 Tottenham

5

3 8
6 Manchester City

1

3 4

Thống kê số lượng cầu thủ tự đào tạo Big 6 Premier League

Như vậy, tống số lượng cá nhân tốt nghiệp từ Cobham đang nằm ở vị thế vượt trội so với các ông lớn khác trong nhóm đại gia nước Anh. Đó là chưa tính tới một số tài năng nổi bật khác do Chelsea đào tạo đã đầu quân cho các CLB lớn ngoài Anh, như Fikayo Tomori (AC Milan) hay Tammy Abraham (AS Roma). Không chỉ mạnh về số lượng, nhóm cầu thủ từ lò Chelsea còn chứng minh được chất lượng tốt và khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới.

Không phải ai cũng may mắn có cơ hội và đủ năng lực để trụ lại tranh chấp vị trí đội 1 tại Stamford Bridge như Christensen hay Mount. Tomori và Abraham là hai ví dụ điển hình trong vô số trường hợp khác, có thể kể đến Marc Guehi hay Dominic Solanke. Dẫu không thể chạm tới mục tiêu cuối cùng của mọi cầu thủ trẻ học viện là cống hiến cho đội 1, họ vẫn đem tới lợi ích tài chính cho Chelsea với giá trị cực lớn. Abraham sang Roma với mức giá 34 triệu Bảng, Tomori tới Milan đem về 25 triệu hay Guehi về Crystal Palace đổi lấy 20 triệu. Tổng cộng, từ mùa hè năm 2015 tới nay, các học viên Cobham đã đem về cho Chelsea hơn 150 triệu Bảng. Không đội bóng nào khác tại Big 6 EPL có thể làm tốt hơn, bất chấp những khoản tiền không nhỏ bắt buộc phải tiêu tốn duy trì hệ thống học viện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đề ra bởi Premier League, Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) và Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA).

Chưa hết, Chelsea còn khôn khéo cài những điều khoản liên quan khác nhau để theo dõi và duy trì mối liên kết với học viên hướng tới mục tiêu thu nạp lại trong tương lai. Trong bối cảnh Pep Guardiola phải khổ sở khi không có nổi 10 cầu thủ đội 1 tập luyện chuẩn bị trước mùa giải, Tuchel lại có sự xa xỉ trong chọn lựa với hơn 30 cái tên hội quân cho trại tập huấn, phần lớn số này là học viên Cobham trở về Chelsea sau thời gian cho mượn.

Cobham vẫn đông đúc ở đợt nghỉ hè vừa rồi

Cobham vẫn đông đúc ở đợt nghỉ hè vừa rồi

Ngoài những cái tên được đẩy đi dưới dạng chuyển nhượng mua bán nhưng đính kèm điều khoản ưu tiên mua lại như Tammy Abraham hay Tino Livramento, Chelsea hiện đang cho Norwich City mượn Billy Gilmour, Crystal Palace mượn Conor Gallagher và Southampton mượn Armando Broja. Đây đều là những tài năng sáng giá kinh qua các cấp độ trẻ khác nhau của Chelsea, nhưng định hướng làm việc giàu tính toán của ban lãnh đạo CLB giúp số cầu thủ này có cơ hội lí tưởng hơn để phát triển. Thay vì giữ người thi đấu hệ thống trẻ riêng biệt vốn thiếu tính cạnh tranh, Chelsea ưu tiên gửi gắm cầu thủ tới môi trường chuyên nghiệp nhằm tăng tốc nhanh nhất sự tiến bộ, ngay cả khi sự xung đột lợi ích tiềm tàng có thể xảy ra, như trường hợp Thibaut Courtois khoác áo Atletico Madrid góp công loại đội chủ quản năm nào.

Để có được thành công như hôm nay, công đầu phải nhắc tới ông chủ Roman Abramovich. Song song với việc chi tiền mua sao nhằm “đi tắt đón đầu” giành thành tích khi mới tiếp quản CLB, một trong những hành động đầu tiên ông trùm người Nga thực hiện là mua đất và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất riêng biệt cho Chelsea, bao gồm phục vụ đào tạo trẻ. Tiêu tốn 20 triệu Bảng, rộng tới 56 hectare, trung tâm huấn luyện Cobham được thiết kế với 30 sân tập tiêu chuẩn cùng các cơ sở vật chất hàng đầu nước Anh lúc khánh thành. Ngay cả tới bây giờ, Cobham vẫn là một trong những trung tâm bóng đá có diện tích rộng nhất quốc gia.

Trước thời điểm Cobham khai trương, Chelsea mới chỉ có duy nhất 2 danh hiệu FA Youth Cup, giải đấu tương đương FA Cup cho lứa tuổi U18. Nhưng sau đó, The Blues chuyển mình hoàn toàn và trở thành một thế lực hàng đầu của bóng đá trẻ Anh, soán ngôi của Arsenal, Liverpool hay Manchester United. Tính từ năm 2008 tới nay, Chelsea đã 7 lần đoạt FA Youth Cup, 3 lần lên ngôi tại Premier League U23, 2 lần tại Premier League U18 và 2 lần vô địch UEFA Youth League, giải đấu trẻ danh giá nhất tại cấp độ châu Âu.

Chelsea đã có thành tích tạm ổn ở mùa 19/20 dù phải dùng nhiều cầu thủ trè

Chính từ nền tảng đầu tư cơ sở vật chất đó, cộng với thành công vượt bậc về danh hiệu tại các giải đấu trẻ, Chelsea đang ngày càng mạnh mẽ và đồng đều hơn trong công tác lực lượng. Không chỉ còn phụ thuộc vào các bản hợp đồng bom tấn hay cầu thủ ngoại quốc trong quá khứ, Chelsea giờ trẻ trung hơn, giàu sức sống hơn và cũng “Anh hóa” hơn. Với nhóm cầu thủ nội địa và tự đào tạo, ngay cả trong mùa giải 2019-20 khi phải đối mặt với án phạt cấm chuyển nhượng, Chelsea vẫn đủ sức cán đích trong top 4 EPL để duy trì vị thế đại gia.

Đó là những thành tích không phải ông lớn nào cũng dám làm và có thể đạt được. Hãy nhìn Manchester United và Liverpool từng chật vật khi quá ưu ái gà nhà, hay Arsenal hiện tại khó khăn ra sao khi khoảng cách trình độ của nhóm cầu thủ tự đào tạo với top ưu tú là quá xa. Trong khi đó, Chelsea vẫn đang sống khỏe, với cơ cấu hòa hợp giữa hàng nhà và hàng mua. Có thể nói, phía sau bước tiến và thành công của Chelsea, đó là dấu ấn rõ nét từ thành quả đầu tư làm việc của học viện, xứng đáng là hình mẫu tiêu biểu để học hỏi.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích

Có thể bạn thích