Trang chủ     Bóng đá   /   Quá dễ dãi, các cầu thủ Việt Nam đang mắc phải "bẫy" nợ lương

Quá dễ dãi, các cầu thủ Việt Nam đang mắc phải "bẫy" nợ lương

Chiều 10/4, các cầu thủ Than Quảng Ninh đã nhận được 4,5 tỷ tiền lương cùng với lời hứa sẽ được gặp mặt các cấp lãnh đạo để giải quyết vấn đề vào đầu tuần sau. Vì vậy, toàn đội bóng đã đồng ý di chuyển lên Hà Nội để kịp chuẩn bị cho chuyến làm khách gặp Hà Nội FC trên SVĐ Hàng Đẫy.

Tuy vụ việc phần nào được êm dịu nhưng phần nào đã vẽ lên thực trạng chung của bóng đá Việt Nam. Đó là việc xây dựng các đội bóng phụ thuộc quá nhiều vào các ông bầu. Khi ông bầu vui, các cầu thủ sẽ nhận được rất nhiều tiền. Nhưng chỉ cần người này chán hay không còn hứng thú đầu tư, họ có thể bỏ rơi các cầu thủ bất cứ lúc nào. Việc nợ lương cầu thủ chính là biểu hiện của sự bỏ bê đó!

Nợ chồng chất, Than Quảng Ninh cận kề nguy cơ phá sản

Nợ chồng chất, Than Quảng Ninh cận kề nguy cơ phá sản Với số nợ đã lên đến hàng chục tỷ đồng và vẫn chưa thể giải quyết, CLB bóng đá Than Quảng Ninh đang cận kề đứng bên bờ vực phá sản. 

Cầu thủ Than Quảng Ninh đồng loạt lên Facebook đòi tiền lương CLB

Cầu thủ Than Quảng Ninh đồng loạt lên Facebook đòi tiền lương CLB Quá bức xúc trước những lời hứa lần lữa từ lãnh đạo CLB Than Quảng Ninh nên thế trưa ngày 9/4, đồng loạt tất cả cầu thủ trụ cột của đội bóng đất Mỏ

cầu thủ nợ lương

QUẢNG CÁO

Thực tế đã cho thấy, việc các đội bóng tại Việt Nam nợ lương cầu thủ là điều quá phổ biến. Các đội bóng “nhà nghèo” như Nam Định, Sông Lam Nghệ An, Thanh Hoá (trước kia) hay Khánh Hòa đã quen với việc 3-4 tháng mới thanh toán được lương thưởng cho cầu thủ. 

Thậm chí, ngay cả một đội bóng lớn như HAGL cũng không tránh được thực trạng này khi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức lâm nguy vào năm 2014. Nhiều nguồn tin còn cho biết, để có tiền trả lương cho BHL và các cầu thủ, Bầu Đức còn phải thế chấp cả Học viện HAGL-JMG cho ngân hàng để vay nợ.

Tình trạng vẫn còn tiếp diễn cho tới những năm gần đây. Phải tới khi HAGL nhận được sự giúp đỡ của Tập đoàn THACO, vấn đề lương thưởng của đội bóng phố Núi mới đi vào quỹ đạo ổn định.

HLV Nguyễn Văn Sỹ từng ngậm ngùi chia sẻ có thời điểm ông phải “cầm” cả sổ đỏ nhà để có tiền ứng trước cho các học trò tại Nam Định.

cầu thủ nợ lương

Nhưng không phải HLV nào cũng làm được như ông Sỹ. Với các đội bóng không có điều đó, nhiều cầu thủ thậm chí đã phải cảm thán và vay tiền người thân (thậm chí cả xã hội đen) để có tiền sống “cầm hơi” qua ngày. 

Và cũng chính vì điều vậy mà nhiều cầu thủ coi việc chậm lương là bình thường. Hệ quả là nhiều người cứ thế mà chấp nhận và nhẫn nhịn chịu đựng. Chính Than Quảng Ninh là minh chứng rõ nhất cho điều này. 

Mùa giải V-League 2020, một vài cầu thủ đội bóng áo xanh cũng lên tiếng và có ý định ngừng tập để chờ giải quyết việc lương thưởng. Nhưng lãnh đạo đội bóng lẫn cơ quan quản lý của tỉnh cứ “đá bóng” đổ trách nhiệm cho nhau. Hệ quả việc nợ lương thưởng quá dài khiến hàng loạt cầu thủ trụ cột đều rời đội bóng trước khi V-League 2021 khởi tranh. Đến cả HLV Phan Thanh Hùng dù rất tâm huyết với đội bóng nhưng vẫn phải rời đi do không chấp nhận được cách làm việc của lãnh đạo đội bóng.

Phan Thanh Hùng

Cựu Trưởng BTC V-League 2014 Takano Koji từng nói, ông rất bất ngờ với tình trạng nhiều đội bóng tại Việt Nam phải dừng hoạt động vì thiếu tiền. Trong suốt 20 năm làm bóng đá tại Nhật Bản, ông chưa từng gặp CLB nào như thế. Bởi ở đất nước mặt trời mọc, một đội bóng thường được tài trợ bởi rất nhiều đối tác. Khi một đối tác gặp vấn đề, đội bóng vẫn có thể hoạt động bình thường vì vẫn còn nhiều đối tác tài trợ khác.

Hơn 20 năm đã trôi qua, V-League vẫn luôn tự hào khoác lên mình tấm áo chuyên nghiệp. Nhưng những gì xảy ra trong thời gian qua cho thấy, từ lời nói tới thực tế vẫn đang là một khoảng cách rất xa!

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích