Trang chủ     Ngoại hạng Anh   /   Triết lý bóng đá của Ralf Rangnick: Sẽ không còn những bóng ma vật vờ trên sân

Triết lý bóng đá của Ralf Rangnick: Sẽ không còn những bóng ma vật vờ trên sân

Nhắc đến Gegenpressing, rất nhiều người hẳn sẽ lập tức nghĩ ngay đến huấn luyện viên Jurgen Klopp. Thế nhưng bạn có biết, chính Ralf Rangnick mới là người khởi xướng cho lối chơi này.

Như chúng ta đã biết, để Gegenpressing hoạt động hiệu quả thì các cầu thủ phải có đủ nền tảng thể lực để pressing với cường độ cao. Mục đích của việc này là để giành bóng một cách nhanh nhất có thể. Ngoài ra, một khía cạnh quan trọng của lối chơi này là phải phòng ngự thật chặt chẽ và hóa giải những nguy cơ phải chịu phản công một cách càng sớm càng tốt.

Chuyển nhượng Man City: Khi nhà giàu đi

Chuyển nhượng Man City: Khi nhà giàu đi "chợ" Cập nhật tin chuyển nhượng Man City mới nhất: Pep Guardiola nhắm hai mục tiêu lớn là Karim Benzema của Real Madrid và gà cưng của Barca, Pedri.

Bernardo Silva: Khi ranh giới vị trí trên sân bị xóa nhòa

Bernardo Silva: Khi ranh giới vị trí trên sân bị xóa nhòa Tại PSG, người ta nói về những ngôi sao. Còn tại Man City, người ta nói về tập thể. Sự khác biệt đó làm nên chiến thắng của The Cityzens trước Les Parisiens tại Etihad vừa qua.

Ralf Rangnick

QUẢNG CÁO

Theo tiết lộ của chính nhà cầm quân người Đức, thứ linh cảm đã giúp ông nghĩ ra đề ra lối chơi này đến trong trận giao hữu năm 1983 với Dynamo Kyiv. Ông cho biết:

“Kyiv là đội bóng đầu tiên pressing một cách có hệ thống mà tôi phải đối đầu. Từ đó, tôi phát hiện ra bóng đá có thể chơi theo một cách hoàn toàn khác so với những gì mà tôi vẫn nghĩ trước đó.”

Trong một phỏng vấn với trang The Coaches’ Voice, Rangnick mô tả triết lý của mình như thế này:

"Tôi luôn đề cao việc kiểm soát trận đấu. Với tư cách là một huấn luyện viên, bạn cần phải có một ý tưởng rất rõ ràng về cách đội bóng của mình sẽ chơi khi cầm bóng. Ngoài ra, bạn cũng cần suy nghĩ xem nếu đối phương có bóng, vậy thì các cầu thủ sẽ phải làm gì? Thứ bóng đá của tôi, nó giống như một bản nhạc rock heavy-metal vậy. Nó không phải là một điệu valse chậm rãi. Tôi rất ghét những đường chuyền ngang hoặc chuyền về.

Ralf Rangnick

Trong thời khắc chuyển tiếp giữa công và thủ, bạn cũng cần đặt ra câu hỏi phải làm gì khi mất bóng hoặc khi vừa giành được bóng. Cuối cùng, hãy ngẫm về những tình huống cố định. Nếu 30% số bàn thắng của bạn đến từ các tình huống cố định, vậy thì bạn phải đầu tư bao nhiêu thời gian trong các buổi tập? Đáp án là 30%.

Đội bóng của tôi phải tạo áp lực lên đối thủ dù có phải dâng cao thế nào đi nữa. Dù bóng ở vị trí nào, chúng tôi cũng cố gắng đoạt lại nó. Vấn đề không chỉ là giành lại bóng, mà bạn cần biết rằng bạn càng giành được bóng nhanh, tình huống đó diễn ra khi trận đấu ở nhịp độ càng cao, vậy thì khả năng cơ hội được tạo ra sẽ càng lớn.

Ngoài ra, việc phòng thủ như đã nói, cũng rất quan trọng. Dù bạn chơi với hệ thống 2 hay 3 trung vệ, bạn phải đảm bảo rằng có ít nhất 1 hoặc 2 cầu thủ tấn công của đội phương ở trong thế bị kèm chặt. Nếu để những cầu thủ này có bóng trong tư thế thoải mái, rất có thể chính đội bóng của bạn sẽ phải chịu nguy hiểm.”

- Theo Thethaoso247 -

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích