Trang chủ     Bóng đá   /   Vì sao bóng đá châu Âu lại vượt trội hơn cả trong thế giới túc cầu thời điểm hiện tại?

Vì sao bóng đá châu Âu lại vượt trội hơn cả trong thế giới túc cầu thời điểm hiện tại?

Trong khoảng thời gian đội tuyển Anh có thể tiến gần đến chức vô địch châu Âu năm 1996, những chuyên gia phân tích bóng đá đã cùng đưa ra một nhận định chung rằng các đội tuyển Châu Âu cần phải nhanh chóng giành lấy ít nhất một chiếc cúp vô địch, vì thời gian đang thực sự không còn nhiều cho họ.

Thật vậy, thời gian dần cạn kiệt với các đội tuyển tới từ trời Âu, trong bối cảnh bóng đá thế giới bắt đầu có những thế lực mới xuất hiện. 

Lionel Messi - Barcelona: Một kết thúc đẹp

Lionel Messi - Barcelona: Một kết thúc đẹp Cũng khoảng 1 năm trước, câu chuyện Messi - Barca là tâm điểm của dư luận. Lúc ấy, thậm chí viễn cảnh đưa nhau ra toà đã rất gần. Nhưng chỉ sau khi Barca thay đổi thượng tầng, Joan Laporta đã xoay chiều tất cả.

Tin chuyển nhượng 15/7: Messi ký hợp đồng mới, lão tướng Chelsea gia nhập AC Milan

Tin chuyển nhượng 15/7: Messi ký hợp đồng mới, lão tướng Chelsea gia nhập AC Milan Messi hoàn tất ký kết hợp đồng mới với Barca, Olivier Giroud chuyển đến AC Milan, PSG chính thức trình làng Gianluigi Donnarumma,... sẽ là những tin chuyển nhượng nóng hổi trong hôm nay ngày 15/7.

Cameroon đã lọt vào tới tứ kết World Cup 1990, và Nigeria giành Huy chương vàng Olympic chỉ hơn một tháng sau pha sút penalty thất bại đầy nuối tiếc của Gareth Southgate, một minh chứng cho thấy bóng đá châu Phi đã đến lúc thật sự trưởng thành.

QUẢNG CÁO

Việc Mỹ đăng cai thành công một kỳ World Cup vào năm 1994 được cho là sẽ khơi gợi niềm đam mê bóng đá to lớn ở quốc gia này. Và gần 20 năm trôi qua, đội tuyển Olympic của họ hoàn toàn có thể sẽ “thống trị” các trận đấu bóng đá, như cách họ thống trị các bộ môn còn lại của Thế vận hội.

Hàn Quốc

Nhật Bản và Hàn Quốc đồng đăng cai World Cup vào năm 2002 cũng được kỳ vọng sẽ làm nên điều gì đó tương tự, và Australia, đất nước luôn có những thành tích vượt bậc ở mỗi bộ môn thể thao mà họ chú trọng, đang dần bắt đầu sản sinh những cầu thủ chất lượng để thi đấu thường xuyên tại giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh Premier League. 

Trong lúc đó, tuyển Anh vẫn là một thế lực thực sự của bóng đá thế giới (với tư cách là một trong sáu quốc gia duy nhất vô địch World Cup vào thời điểm đó và đã lọt vào hai trận bán kết tại các giải đấu lớn trong những năm 1990), tuy nhiên những người hâm mộ của Tam Sư ắt hẳn cảm nhận được những thiếu sót của đội bóng con cưng khi đó.

Khoảng 15 năm sau, những phỏng đoán trên dường như đã trở thành hiện thực.

Mỹ đang sản sinh ra những cầu thủ xuất sắc và giờ đây không còn xa lạ gì với giai đoạn đấu loại trực tiếp của các kỳ World Cup. Nhật Bản, Australia và Mexico đều có những thế hệ tài năng xuất chúng, họ thường xuyên giành chức vô địch các giải đấu cấp châu lục và tiến vào các kỳ World Cup với những niềm tin và cơ hội có thể đạt được những kỳ tích mới cho lịch sử nước nhà.

Ghana vào năm 2010 chắc chắn là đội bóng châu Phi xuất sắc nhất từ trước tới nay tại một kỳ World Cup, họ đã bị loại đầy đáng tiếc bởi một trong những tình huống gây tranh cãi khi Luis Suarez cố ý cản phá cú sút của đối phương bằng tay. Tại Nam Mỹ, Chile luôn cho thấy họ là một tập thể thú vị nhất, trong khi Uruguay của Suarez lại nổi lên với lối chơi thực dụng và hiệu quả .

Nhưng ngày nay, có vẻ như phần lớn các đội tuyển quốc gia đó đã có sự đi xuống về mặt trình độ.

Có rất ít dấu hiệu về khả năng vươn lên một cách mạnh mẽ trở lại của các đội tuyển tới từ châu Phi. Những tuyển thủ Mỹ, thật đáng kinh ngạc, đã không thể vượt qua vòng loại World Cup ở Nga. Họ có thế hệ tài năng tốt nhất từ trước đến nay, nhưng từ tài năng tới thành công như những gì đội tuyển nữ của họ đạt được quả nhiên không dễ dàng chút nào.

Uruguay

Chỉ có một đội bóng châu Á duy nhất lọt vào vòng loại trực tiếp của hai kỳ World Cup gần nhất, Nhật Bản khi đó đã bị Bỉ đánh bại đầy tiếc nuối ở vòng 16 đội cách đây ba năm. Cũng tại giải đấu năm đó đã đánh dấu cột mốc đáng buồn của bóng đá Châu Phi, khi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1982 không có đội tuyển nào của họ vượt qua được vòng bảng. Thế hệ vàng của bóng đá Australia đã tàn lụi dần, đáng buồn hơn khi lứa cầu thủ sau của họ được nhận định là còn khá yếu kém. Bộ ba Nam Mỹ gồm Chile, Uruguay và Colombia mới đây vừa trải qua những thất bại cay đắng tại Copa America.

Thật vậy, bóng đá Châu Âu hiện đang chiếm ưu thế lớn hơn bao giờ hết.

Tại World Cup 2018, có tới sáu đội tuyển tới từ Châu Âu trong số các đội góp mặt tại vòng tứ kết và đáng kinh ngạc thay, kể từ bán kết trở đi chỉ còn là cuộc đụng độ của riêng người Châu Âu.

Sức hút và sự chất lượng của Euro 2020 mùa hè này chỉ đơn giản nhấn mạnh thêm cho sự thống trị của bóng đá Châu Âu thời điểm hiện tại.

Điều này nghe có vẻ khá lố bịch - khi Euro chỉ là giải đấu dành cho các đội tuyển tới từ châu Âu, nên đương nhiên những người chiến thắng sẽ là đội tuyển tới từ lục địa này. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây chính là sức mạnh và chiều sâu của các đội tuyển Châu Âu. Bốn đội tuyển bước vào bán kết Euro 2020 mới đây (Ý, Anh, Tây Ban Nha, Đan Mạch) hoàn toàn khác so với bốn đội tại kỳ Euro 2016 trước đó (Bồ Đào Nha, Pháp, Xứ Wales, Đức). Tại bán kết World Cup 2018 ngoài ra còn có cả tuyển Croatia và Bỉ.

Croatia

Có một sự thật khá hiển nhiên rằng châu Âu chưa bao giờ là một lục địa kém ưu thế với bộ môn thể thao vua.

Lục địa này đã đứng ra làm địa điểm tổ chức đăng cai tới 9 trong số 16 kỳ World Cup đầu tiên, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, FIFA đã và đang trao quyền đăng cai cho khắp các lục địa trên toàn thế giới. 

Xét về số suất tham dự World Cup, các đội tuyển châu Âu theo truyền thống chỉ đóng góp hơn một nửa số đội tham dự vòng chung kết.

Ví dụ, kỳ World Cup 1990 tại Italia, số đội tham gia tới từ Châu Âu là 58%, nhưng con số đó đã giảm xuống còn 41% kể từ các giải đấu sau đó. Sau Qatar 2022, vòng chung kết World Cup sẽ mở rộng thêm suất tham dự cho 16 đội khác - nhưng châu Âu sẽ chỉ có được ba trong số những vị trí bổ sung đó. Như vậy, lục địa này sẽ chỉ đóng góp 33% số đội tham dự vòng chung kết World Cup. 

Với vấn đề đó, có lẽ đã tới lúc cần phải xem xét số suất các đội tuyển tham dự Euro khi hiện tại con số mới dừng ở 24. Một giải pháp đã được đưa ra khi có thể ở những giải đấu tới, thể thức của Euro hoàn toàn có thể mở rộng thêm tới 8 suất. Theo công thức xếp hạng hạt giống UEFA sử dụng cho Euro 2020, sẽ có thêm suất tham dự cho các đội tuyển Serbia, Slovenia, Cộng hòa Ireland, Iceland, Bắc Ireland, Na Uy, Kosovo và Hy Lạp.

Euro mùa hè này đã được nhiều chuyên gia cũng như các cổ động viên đánh giá là một giải đấu tuyệt vời ở nhiều mặt. Nếu có một bài học đặc biệt cần rút ra, để có một giải đấu tuyệt vời, những cầu thủ có đẳng cấp siêu sao hay đặc biệt hơn là một tập thể quá đỗi hùng mạnh không phải yếu tố quan trọng nhất.

Thực tế chỉ ra rằng có một sự khác biệt đáng chú ý giữa bản chất của trận đấu giữa Anh vs Ý và Argentina vs Brazil. Trận đại chiến giữa hai thế lực của bóng đá Châu Âu mang lại cho chúng ta hình ảnh của hai tập thể có tính gắn kết cao, trong khi đó cặp đấu tới từ Nam Mỹ lại được coi là trận chiến giữa những siêu sao và siêu sao, Lionel Messi vs Neymar.

Những kỳ Euro vừa qua đã nhắc nhở chúng ta về hai trong số những yếu tố quan trọng để có được một thứ bóng đá mãn nhãn và thú vị: Các cổ động viên thật sự quan trọng với bầu không khí họ mang tới sân vận động và sự cân bằng trong cạnh tranh giữa các tập thể cũng là một yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công.

Hội tụ đầy đủ hai yếu tố trên, ắt hẳn sẽ chả có gì sánh được với môn thể thao vua.

Hoàng Nam

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích