Trang chủ     Hậu trường   /   Abramovich vs Stan Kroenke: Sự khác nhau giữa 2 ông chủ

Abramovich vs Stan Kroenke: Sự khác nhau giữa 2 ông chủ

Chelsea - Arsenal, họ là 2 đội bóng giàu truyền thống bậc nhất tại thủ đô London và cùng được xếp vào nhóm Big 6 Premier League. Thế nhưng có lẽ thực tế, đẳng cấp của Pháo Thủ đã thua kém The Blues từ rất lâu rồi. Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới điều này, nó đến từ sự khác biệt trong cách làm bóng đá của hai ông chủ Roman Abramovich và Stan Kroenke.

Arsenal mùa giải 2003/2004

Martin Odegaard - Số 10 hoàn hảo mà Arsenal đang tìm kiếm

Martin Odegaard - Số 10 hoàn hảo mà Arsenal đang tìm kiếm Martin Odegaard vừa cập Arsenal với giá 40 triệu euro. Anh được kỳ vọng sẽ là người dẫn dắt hàng công của Pháo Thủ nhờ những phẩm chất, kỹ thuật và tài năng tương đồng với Ozil

Lukaku mong đợi ra mắt Chelsea ngay trong trận gặp Arsenal

Lukaku mong đợi ra mắt Chelsea ngay trong trận gặp Arsenal Romelu Lukaku rất mong muốn được thi đấu trong đội hình Chelsea dưới sự dẫn dắt của HLV Thomas Tuchel.

Lần cuối cùng mà Arsenal đăng quang tại Premier League, đó đã là câu chuyện từ mùa giải 2003/04. Suốt một thập kỷ qua, họ cũng chỉ có đúng 1 lần có được vị trí á quân.Ở chiều ngược lại, danh hiệu Ngoại Hạng Anh đầu tiên mà Chelsea có được đến vào mùa giải 2004/05 - tức là họ đã “phế truất” ngai vàng của chính Arsenal.

QUẢNG CÁO

Sau danh hiệu này, họ còn 4 lần bước lên đỉnh cao của bóng đá xứ sương mù vào các mùa giải 2005/06, 2009/10, 2014/15 và 2016/17. Tại đấu trường châu lục, họ đang là nhà đương kim vô địch Champions League.

Thà mang tiếng giàu nhưng có danh hiệu

Có thể thấy rằng dù không liên tiếp giữ được thế thống trị, nhưng Chelsea cũng sẽ chẳng phải chờ quá lâu để lại được nếm trải hương vị thành công. Và điều này có được là nhờ chủ tịch Roman Abramovich không ngại cấp tiền vào những thời điểm cần thiết hòng duy trì, tăng cường vị thế cho đội bóng của mình, hoặc vực đội bóng dậy từ những giai đoạn khủng hoảng.

Chelsea 2010

Mùa giải 2009/10, Chelsea vô địch Premier League. Thế nhưng The Blues không ngủ quên trên chiến thắng. Họ hiểu rõ giành ngôi đã khó, giữ ngôi còn khó hơn. Vì thế vào kỳ chuyển nhượng Đông năm 2011, Fernando Torres đã cập bến Stamford Bridge trong một thương vụ trị giá 58.5 triệu euro. Ngày ấy, Torres là bản hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử Chelsea, đồng thời cũng là cầu thủ Tây Ban Nha có giá trị chuyển nhượng lớn nhất.

Tất nhiên sau cùng, phần lớn những gì El Nino để lại tây London chỉ là nỗi thất vọng. Nhưng rõ ràng, anh chính là một trong những bằng chứng thép cho tình yêu bóng đá và độ chịu chi của tỷ phú người Nga. Gần 11 năm sau, Torres tất nhiên từ sớm đã không còn là tân binh đắt giá nhất lịch sử đội bóng áo xanh. Vị trí này thuộc về Kepa Arrizabalaga khi anh đến Stamford Bridge cách đây 3 năm với mức phí chuyển nhượng 80 triệu euro.

Mùa hè năm ngoái, Kai Havertz được mang về với số tiền tương tự. Nhưng giờ thì cả hai đều phải nhận lấy “ngôi á quân”, khi mà trong mùa chuyển nhượng hè năm nay, quả bom tấn trị giá 115 triệu euro mang tên Romelu Lukaku đã được kích nổ. Chelsea chi đậm đến vậy, đương nhiên là để bảo vệ ngôi vương Champions League, đồng thời mang về phòng truyền thống thêm một chiếc cúp Premier League nữa.

Bủn xỉn hay đầu tư thông minh

Trái ngược với Roman Abramovich, Stan Kroenke lại thường hiện lên như một vị chủ tịch vô cùng chi li, tính toán. Thậm chí, rất nhiều cổ động viên thẳng thừng gọi tỷ phú người Mỹ là một kẻ ki bo. Thường thì các huấn luyện viên của Pháo Thủ rất ít khi được rủng rỉnh hầu bao để “đi chợ”. Người hiểu cảm giác này nhất không ai khác ngoài cựu huấn luyện viên Arsene Wenger, bởi ông đã dẫn dắt Arsenal trong những năm tháng mà đội bóng này gặp khó khăn tài chính do việc xây sân vận động mới đem lại.

Stan Kroenke

Tuy vậy thời gian gần đây, Arsenal cũng đã đem về những tân binh chất lượng. Nó cho thấy họ cũng có quyết tâm phục hưng. Alexandre Lacazette (53 triệu euro), Pierre-Emerick Aubameyang (63.75 triệu euro), Thomas Partey (50 triệu euro), Nicolas Pepe (80 triệu euro) và Ben White (58.5 triệu euro), họ là 5 bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử câu lạc bộ, và tất cả đều được đưa về Emirates trong vòng 4 năm trở lại đây.

Lúc này, họ cũng đã tìm được tiếng nói chung với Real Madrid ở trường hợp của Martin Odegaard, và dự kiến thương vụ sẽ sớm được hoàn tất.
Nhìn chung, tất nhiên Stan Kroenke không thể so sánh với Roman Abramovich về độ bạo tay. Quan điểm làm bóng đá giữa hai người cũng khác nhau rất nhiều, khi tỷ phú người Nga có một phong cách tiêu tiền vô cùng dữ dội.

Thế nhưng giờ đây, có vẻ như ông chủ người Mỹ của Arsenal đã và đang dần có sự thay đổi. Roman Abramovich chắc chắn là ông chủ trong mơ với mọi đội bóng. Nhưng nếu Stan Kroenke cứ tiếp tục giúp Arsenal sở hữu những bản hợp đồng chất lượng thì tin rằng vào một ngày nào đó trong tương lai không xa, ông có thể hoàn toàn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt các cổ động viên Pháo Thủ.

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích