Trang chủ     Bóng đá   /   Christian Eriksen vẫn sống, nhưng…

Christian Eriksen vẫn sống, nhưng…

Christian Eriksen đã ổn và đang được chăm sóc tại bệnh viện. Nhưng không phải ai cũng may mắn thoát được lưỡi hái thần chết Grim Reaper.

Trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan tại vòng bảng EURO năm nay rồi sẽ được nhớ đến mãi về sau bởi khoảnh khắc phút 43, khi Christian Eriksen bất ngờ ngã gục xuống sân trong sự bàng hoàng của tất cả.

Eriksen được đưa đến bệnh viện sau khi gục ngã tại Euro 2020

Eriksen được đưa đến bệnh viện sau khi gục ngã tại Euro 2020 Tiền vệ Christian Eriksen của Đan Mạch đã được đưa đến bệnh viện sau khi gục xuống sân trong khi đang thi đấu trong trận đấu bảng B giải vô địch bóng đá Euro 2020, giữa Đan Mạch và Phần Lan tại sân vận động Parken ở Copenhagen.

[Update]: Eriksen bị đột quỵ trong trận Đan Mạnh vs Phần Lan tại Euro 2020

[Update]: Eriksen bị đột quỵ trong trận Đan Mạnh vs Phần Lan tại Euro 2020 Christian Eriksen đã gục ngã trên sân trong trận đấu giữa Đan Mạch với Phần Lan tại Euro 2020. Dưới sự hỗ trợ tận tụy từ đội ngũ y bác sĩ, anh đã tỉnh trở lại và hiện đang được kiểm tra tại bệnh viện Rigshospitalet.

Nhưng chính trong thời khắc thần chết gõ cửa ấy, chính sự đồng lòng, trình độ và chuyên nghiệp đã giúp tiền vệ người Đan Mạch ở lại với chúng ta. Simon Kjaer và các đồng đội tìm cách sơ cứu Eriksen kịp thời, giúp anh tránh bị tụt lưỡi, thông đường hô hấp, cũng như đặt người đồng đội vào đúng tư thế trước khi đội ngũ y tế có mặt để tiến hành CPR.

QUẢNG CÁO

Phản ứng cho dừng trận đấu nhanh chóng của trọng tài Anthony Taylor cũng đã giúp công tác cứu sống Eriksen diễn ra nhanh hơn. Và đương nhiên, sự có mặt kịp thời của đội ngũ y bác sĩ mới là quan trọng nhất.

“Tôi không nhìn thấy tình huống từ xa, nhưng khá rõ là cậu ấy đã rơi vào trạng thái bất tỉnh,” bác sĩ tuyển Đan Mạch là Morten Boesen đã kể lại như vậy. “Khi tôi tiến đến, Christian đang nằm nghiên một bên. Cậu ấy vẫn thở và tôi có thể cảm nhận được mạch của cậu ấy. Nhưng bất thình lình, mọi thứ thay đổi và như các bạn đã chứng kiến, chúng tôi bắt đầu tiến hành CPR cho cậu ấy.”

“Những sự giúp đỡ diễn ra thật sự nhanh chóng từ đội ngũ y tế và phần còn lại của đội ngũ ban huấn luyện. Tất cả mang đến sự hiệp đồng để thực hiện những biện pháp cần thiết nhất. Chúng tôi cố gắng làm Christian tỉnh lại. Cậu ấy đã có thể nói chuyện với tôi trước khi được đưa đến bệnh viện để làm nhiều phân tích kỹ hơn.”

Cảnh tưởng hoảng loạn xung quanh Eriksen

Cảnh tưởng hoảng loạn xung quanh Eriksen hôm qua

Eriksen đã có thần may mắn bên cạnh, nhưng chính sự phối hợp kịp thời của nhiều bên đã giúp cơ hội cứu sống anh tăng lên. Nhưng trong lịch sử, không phải ai cũng từng may mắn sống sót sau những lần ngã gục xuống sân. Cơ địa mỗi người mỗi khác, hoàn cảnh thời điểm cũng khác, điều kiện chăm sóc chắc chắn khác.

Năm 2003 tại Lyon (Pháp), tiền vệ người Cameroon Marc-Vivien Foe gục ngã ở giữa sân vào thời điểm trận bán kết Confederations Cup giữa Cameroon với Colombia còn 15 phút nữa là khép lại. Các nhân viên y tế đã cố gắng giúp tim của Foe đập trở lại suốt 45 phút, trước khi anh được xác nhận qua đời.

Năm 2011, tiền vệ Bolton, Fabrice Muamba bất tỉnh tại White Hart Lane trong trận đấu với Spurs. Anh cũng gặp phải vấn đề ở tim, nhưng may mắn thoát chết nhờ những nỗ lực của y bác sĩ.

Đội ngũ y tế của Inter từng phát hiện tim của Khalilou Fadiga có nhịp đập bất thường sau khi CLB này chiêu mộ anh. Thời điểm đó, Inter nói rằng cầu thủ từng thi đấu nổi bật ở World Cup 2002 nên từ giã sự nghiệp. Fadiga từ chối và quyết định đầu quân cho Bolton năm 2004. Trước một trận đấu với Tottenham, trong lúc đang khởi động, anh bị bất tỉnh nhưng cũng may mắn được cứu sống.

Cheick Tiote được xác định đã qua đời trên sân tập ở tuổi 30 vào những ngày tháng 6 của năm 2017. Anh được xác định bị ngừng tim.

Cheick Tiote

Nơi các đồng đội tưởng niệm Cheick Tiote

Và còn rất nhiều những trường hợp khác cũng liên quan đến các vấn đề về tim. Nguyên nhân thì rất nhiều, có khi là yếu tố di truyền, có khi là những bất thường đột ngột ở tim, cũng có khi liên quan đến vấn đề cường độ tập luyện – thi đấu,…

Với trường hợp của Christian Eriksen, những câu hỏi vì sao và như thế nào có khi sẽ mãi là câu chuyện của riêng anh với các bác sĩ, vì sự riêng tư. Một người đã luôn tiến hành các kiểm tra y tế cho kết quả bình thường đến năm 2019 – như lời khẳng định của giáo sư Sanjay Sharma, một chuyên gia đầu ngành về bệnh học tim trong thể thao và từng làm việc với chính tiền vệ người Hà Lan thời ở Tottenham – lại bất ngờ bị ngưng tim và bất tỉnh? Có thể, Eriksen sẽ không còn chơi bóng đỉnh cao được nữa.

Một giả thuyết sớm được các chuyên gia phương Tây nêu ra và trở thành một chủ đề thảo luận: Phải chăng những trường hợp như Eriksen nên trở thành một hồi chuông đối với UEFA và FIFA? Họ tin rằng chính số lượng các trận đấu ngày càng tăng với mật độ dày và quãng nghỉ ngắn, đang khiến sức khỏe các cầu thủ bị bào mòn và dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Thành thật thì rất khó để liên hệ như thế từ trường hợp của Eriksen. Đồng ý rằng các nghiên cứu đã chỉ ra, nhiều cầu thủ tham dự Euro 2020 đã thi đấu nhiều hơn 200 phút – tức là hơn 3 trận đấu – trong mùa giải đã qua so với giai đoạn mùa giải trước thềm World Cup 2018. Cũng như việc, ở những giải đấu lớn của châu Âu là Anh, Tây Ban Nha, Italia và Pháp, quãng nghỉ giữa hai trận đấu liên tiếp chỉ có 3,5 ngày.

Song, không phải không có những ngoại lệ. Và cả mùa giải đã qua, Eriksen chỉ thi đấu khoảng hơn 1700 phút, con số có thể xem là ít so với trung bình. Chính điều này khiến lập luận về sự gia tăng các trận đấu có thể gây nguy hại cho sức khỏe cầu thủ, như trường hợp của Eriksen, trở nên không vững.

Một sự liên hệ biện chứng giữa sự gia tăng các ca gặp vấn đề về tim và số lượng các trận đấu ở mỗi mùa giải, sẽ cần những cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn để đưa ra lời giải. Còn trước mắt, nói khơi khơi thế là không được.

Benzema

Benzema đã gặp một chấn thương trước ngày Pháp ra quân

Một quan điểm khác từ ký giả Henry Winter của The Times thì cho rằng UEFA nên tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và chuyên sâu để đánh giá sức khỏe cầu thủ. Ở đây có lẽ cũng hơi vội, vì như đã nói, chúng ta làm gì biết cụ thể quả tim của Eriksen ngừng đập vì lý do gì? Và chẳng phải, mỗi mùa giải, các cầu thủ luôn được các CLB kiểm tra và giám sát sức khỏe kỹ càng?

Khó để lấy trường hợp của Eriksen để làm một hồi chuông cảnh báo nào đó ở thời điểm hiện tại. Chúng ta đôi khi chỉ có thể ngậm ngùi nói rằng bóng đá nó vốn là vậy, có những lúc giải khuây nhưng cũng có khi khiến con người ta phải đổ gục.

Nhưng thay vì đi tìm sợi dây liên hệ, hãy tin rằng các cầu thủ giờ đây đang bị vắt kiệt. Đó là một sự thật. Họ đã lên tiếng, các HLV của họ cũng đã lên tiếng. Nhưng đôi khi, đồng lương triệu phú của những ngôi sao bóng đá khiến chúng ta mặc định: Các anh được trả ngần ấy cơ mà? Chúng ta nghĩ, cái gì cũng có cái giá của nó? Như vậy thì thật vô cảm. Không gì quý giá bằng sức khỏe cả.  

“Lịch thi đấu hàng năm có lẽ nên được kéo dài 400 ngày,” Thomas Tuchel, Pep Guardiola hay Jurgen Klopp đã từng than thở kiểu như vậy.

Nhưng đáp lại là gì? Có lẽ chẳng ai lắng nghe họ, ngoại trừ chúng ta, những người không có quyền hành thay đổi. Cũng chẳng ai hỏi ý họ trước khi quyết định khai sinh thêm một giải đấu như Europa Conference League, hoặc nảy ra ý tưởng cứ mỗi 2 năm một lần tổ chức World Cup. Ý tưởng này đã bất ngờ vượt qua vòng gửi xe, để được đưa vào chương trình nghị sự của FIFA, và sau kết quả bỏ phiếu từ các thành viên, FIFA quyết định sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm định.

Thời gian chỉ có bấy nhiêu, nhưng ngày càng có nhiều trận đấu và giải đấu, sức lực các cầu thủ rồi cũng sẽ bị bào mòn. Điều đó có thể không khiến họ ngã gục xuống sân như Eriksen, nhưng rồi cũng sẽ khiến cảm xúc của tất cả chết dần. Một sản phẩm khi không còn hiếm nữa, nó sẽ mất giá trị và không còn thu hút.

Hoàng Thông Le Foot

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Nhà phân tích bóng đá

Có thể bạn thích