Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Le Foot: Khi “bảng đấu tử thần” dần trở nên khan hiếm

Le Foot: Khi “bảng đấu tử thần” dần trở nên khan hiếm

Trước mỗi kỳ World Cup nào cũng vậy, tất cả đều chờ đợi từ buổi lễ bốc thăm đâu sẽ là bảng đấu tử thần. Với việc FIFA ngày càng “hào phóng”, sự xuất hiện của bảng đấu tử thần ngày càng trở nên khan hiếm. 

World Cup 2022 sẽ là kỳ Mundial cuối cùng thể thức 32 đội tranh tài còn xuất hiện, kể từ khi được bắt đầu vào năm 1998. Bốn năm sau, khi Canada, Mỹ và Mexico đồng đăng cai ngày hội bóng đá thế giới, chúng ta sẽ được chứng kiến đến 48 đội tuyển tham dự. 

Hot: Hôm nay chính thức diễn ra lễ bốc thăm World Cup 2022 

Hot: Hôm nay chính thức diễn ra lễ bốc thăm World Cup 2022  Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại World Cup 2022 sẽ diễn ra vào lúc 19h00 hôm nay ngày 1/4 tại Doha (23 giờ Hà Nội).

Mane nói gì sau khi loại Salah ra khỏi World Cup 2022

Mane nói gì sau khi loại Salah ra khỏi World Cup 2022 Trong buổi phỏng vấn mới đây, Sadio Mane thú nhận anh chỉ đơn giản là "may mắn" hơn Mohamed Salah trong chiến thắng kịch tính của Senegal trước Ai Cập.

Chưa bàn đến ý tưởng điên rồ tổ chức World Cup cứ mỗi 2 năm một lần, việc gia tăng chỗ ngồi trên con tàu World Cup vốn đã khiến giá trị giải đấu ngày càng giảm đi. Số lượng càng nhiều, khái niệm về bảng đấu tử thần truyền thống cũng dần mai một. Theo thời gian, mọi thứ trở nên gượng ép. 

QUẢNG CÁO

Bảng đấu tử thần theo dòng lịch sử

Kỳ World Cup năm 1958 tại Thụy Điển, một tờ báo địa phương thời ấy đặt cho bảng đấu thứ 4 gồm Brazil, Anh, Liên Xô và Áo bằng cái tên “Giganernas Kamp”, dịch ra nghĩa là “Trận chiến của những Gã khổng lồ”. Đấy cũng có thể xem là tiền thân của tên gọi bảng đấu tử thần. Năm đó, Pele và các đồng đội mang về chiếc cúp nữ thần vàng đầu tiên cho lịch sử Selecao. 

Đến kỳ World Cup 1970 tại Mexico, cụm từ bảng đấu tử thần lần đầu tiên được sử dụng. Ngày đó, một nhà báo người Mexico đặt cho bảng đấu thứ 3 – gồm Brazil, đội cuối cùng lên ngôi vô địch, Anh – đương kim vô địch bấy giờ, cùng hai đội vào chung kết kỳ Mundial 1962 là Tiệp Khắc cùng Romania – bằng cái tên “Grupo de le Muerte”, dịch ra chính là bảng đấu tử thần. 

Cụm từ này tiếp tục được sử dụng ở kỳ World Cup Espana 82. Năm đó, bảng tử thần xuất hiện ở vòng hai, tại bảng C. Bảng C thời điểm ấy gồm đương kim vô địch Argentina, ứng cử viên vô địch Brazil và đội cuối cùng lên ngôi Italia. Chỉ một đội được giành quyền đi tiếp để vào bán kết. Và tấm vé thuộc về Azzurri.

Rơi vào một bảng đấu được xem là tử thần có thể trở thành một áp lực lớn, nhưng một khi đã vượt qua, lợi thế tâm lý có được không hề nhỏ. Nói như HLV huyền thoại Enzo Bearzot năm 1982 đó của Italia sau khi đánh bại Brazil 3-2 ở lượt trận cuối, thì: “Chúng tôi cảm giác cứ như thể mình đã là nhà vô địch vậy.” Quả đúng như thể, sắc Thiên thanh lần lượt vượt qua Ba Lan 2-0 ở bán kết và đánh bại Tây Đức 3-1 trong trận chung kết. 

Trở lại với khái niệm bảng đấu tử thần. Thuật ngữ này dần trở nên phổ biến kể từ sau World Cup 1986, khi người thuyền trưởng Omar Borras của Uruguay dùng nó để miêu tả về bảng E, gồm Uruguay của ông, Tây Đức, Đan Mạch và Scotland. 

Cựu tiền vệ tuyển Đan Mạch và Liverpool Jan Molby, người từng thi đấu cả 3 trận vòng bảng kỳ Mundial 86, từng kể lại sau này rằng: “Nếu có một bảng đấu nào được gọi là tử thần, thì phải là bảng đấu này. Uruguay là những nhà vô địch của Nam Mỹ, Tây Đức từng vào chung kết World Cup 1982 và vẫn còn lứa cầu thủ xuất sắc trong đội hình, trong khi Scotland vẫn còn rất mạnh. Đan Mạch thì bị tất cả gạch tên vì đó là lần đầu tiên chúng tôi giành quyền tham dự World Cup, nhưng cuối cùng chúng tôi toàn thắng cả 3 trận vòng bảng theo cách ngoạn mục.”

Năm đó, thùng thuốc nổ Đan Mạch đánh bại Scotland 1-0, hạ nhục Uruguay 6-1 và vượt qua Tây Đức 2-0. Chỉ có Scotland là không thể giành quyền đi tiếp. 

Jan Molby kể tiếp: “Khi kết quả bốc thăm diễn ra, tôi đang dự một bữa tiệc tối tại Liverpool, có rất nhiều cầu thủ Scotland ngày đó cũng ở đấy. Tôi nhận một cuộc gọi, và khi tôi báo cho tất cả biết rằng Đan Mạch nằm chung bảng với Uruguay, Tây Đức và Scotland, tất cả các cầu thủ Scotland liền trêu chọc tôi. Họ nói ‘Rồi, các cậu sẽ sớm về nước cho mà xem.’ Nhưng chính điều đó lại trở thành động lực khích lệ chúng tôi. Cuối cùng, chính Đan Mạch mới là đội nở nụ cười sau cuối ở vòng bảng.”

Giờ đây, bất cứ một cuộc bốc thăm chia bảng nào, dù là World Cup, Euro hay Champions League, người ta luôn tìm cách gán ghép hình ảnh thần chết Grim Reaper đối với một bảng đấu, nơi mà ít nhất một ông lớn sẽ phải từ bỏ hy vọng ngay từ sớm. 

Nhưng thực tế, World Cup với thể thức trong quá khứ từng cho phép 3 đội vòng bảng giành quyền đi tiếp, cũng như việc mở rộng số lượng từ 24 lên 32 đội vào năm 1998, đã gần như khiến bảng đấu tử thần hiếm khi xuất hiện. 

Mùa hè Italia 1990, bảng B từng có sự hiện diện của đương kim vô địch Argentina, Romania, Liên Xô và Cameroon. Nhưng với việc có 3 tấm vé đi tiếp, đại diện của châu Phi là Cameroon được mặc định từ đầu sẽ bị loại. Điều này khiến ý nghĩa của bảng đấu tử thần không còn tồn tại. Dù chính những chú sư tử bất khuất mới là những người có được tấm vé vào vòng trong, trong khi Liên Xô lại thi đấu thất vọng. 

Mùa hè nước Mỹ 1994, truyền thông cố gán ghép bảng E với Italia, CH Ireland, Mexico và Na Uy là bảng tử thần. Nhưng HLV Carlos Alberto Parreira của Brazil thời đó, trong nỗ lực cứu vớt chiếc ghế của mình lỡ như bị loại, khẳng định bảng B của ông mới là bảng tử thần. Bảng B gồm Brazil, Thụy Điển, Nga và Cameroon. Với kết quả sau này Brazil vô địch, còn Thụy Điển giành vị trí thứ 3, rõ ràng Carlos Alberto có lý. 

Tại France 98 vào 4 năm sau, lần đầu tiên 32 đội tuyển cùng tranh tài. Kết quả, gần như không có bảng đấu nào thật sự là tử thần. Do đó, bảng đấu của Tây Ban Nha, Nigeria, Paraguay và Bulgaria được nhìn nhận là bảng đấu đỡ khó nhằn nhất so với các bảng khác. 

Đến World Cup 2002, bảng đấu tử thần mới thật sự trở lại. Với việc Nigeria và ứng viên vô địch Argentina bị loại từ vòng bảng bởi Anh và Thụy Điển, quả nhiên đấy là bảng tử thần. 

Tương tự là năm 2006, khi Argentina, Hà Lan, Serbia và Bờ Biển Ngà tạo nên bảng C tử thần. Song, chính Argentina và Hà Lan lại giành quyền đi tiếp. 

Năm 2010 ở Nam Phi, Brazil và Bồ Đào Nha cũng vượt qua bảng tử thần trước Bờ Biển Ngà cùng Triều Tiên. 

Đến năm 2014, đương kim vô địch Tây Ban Nha trở thành nạn nhân của bảng tử thần khi bị loại từ vòng bảng sau những thất bại 1-5 trước Hà Lan, và 0-2 trước Chile. 

Còn năm 2018, đến lượt tuyển Đức rơi vào hoàn cảnh như Tây Ban Nha, khi đứng chót bảng đấu được xem là khó nhất, gồm Thụy Điển, Mexico và Hàn Quốc, dù rõ ràng họ đáng lẽ ra có thể vượt qua. 

Cụm từ “bảng tử thần” được sử dụng không đơn thuần nằm ở chất lượng của các ĐTQG liên quan. Cách gọi ấy còn được đánh giá qua một khía cạnh khác. 

Vòng loại cuối cùng World Cup 1994 khu vực châu Á tương đối đặc biệt vì xuất hiện 3 ĐTQG đang có chiến tranh gồm, đó là Iran, Iraq, Triều Tiên và Ả Rập Saudi. Iran và Iraq vốn bấy giờ đang có chiến tranh, CHDCND Triều Tiên thì căng thẳng chiến sự với Hàn Quốc. Khi ấy, hãy thử tưởng tượng Hàn Quốc thay thế Ả Rập ở bảng đấu xem nào! 

Bảng đấu tử thần của World Cup 2022?

Với kỳ World Cup 2022 sắp tới, vẫn sẽ là cách phân loại hạt giống dựa trên BXH FIFA của những đội tuyển giành quyền cuối cùng tham dự giải đấu. Ít ra thì năm nay, người ta có quyền chờ đợi vào một bảng đấu nghẹt thở thật sự, bởi nhóm 2 có sự hiện diện của tuyển Đức (sau những sa sút ở giai đoạn trước). 

Dưới sự “làm mới” của Hansi Flick cùng một dàn lực lượng luôn có nhân tài ở các tuyến, Đức tuy ở nhóm bốc thăm số 2 nhưng chắc chắn sẽ là một đối thủ mà tất cả các đại diện thuộc nhóm 1 đều muốn tránh. Đó là chưa kể đến sự trở lại của tuyển Hà Lan – cũng thuộc nhóm 2 - ở World Cup. 

Nhiều khả năng, một bảng đấu có sự góp mặt của một đội ở nhóm 1, cùng Đức hoặc Hà Lan ở nhóm 2 sẽ được gọi là bảng đấu tử thần. Tuy nhiên, bản thân một bảng đấu mang tên tử thần cũng không phải là bảo chứng cho tính khốc liệt và kịch tính của bảng đấu ấy. 

Năm 2002, Paul Wilson của The Observer từng miêu tả ĐT Anh rơi vào “bảng đấu dễ thở”, từ gốc là “group of life” vì những bảng đấu khác hầu như không đem lại bất kỳ sự kịch tính nào. Với sự mở rộng quy mô các đội tuyển tham dự của World Cup hay Euro, cụm từ “bảng tử thần” đang dần bị thay thế bởi “bảng dễ thở”. Theo Wilson mô tả, một bảng dễ thở, ít được quan tâm lại chính là bảng đấu mở ra cơ hội ngang bằng nhau cho các đội tuyển trong bảng đấu ấy. Nghe cũng hợp lý, bởi không phải những đội có trình độ cao nhất mới có thể mang đến kịch tính, mà những đội với trình độ thấp hơn nhưng ngang cơ vẫn làm nên những trận cầu hấp dẫn. Chỉ là chúng ta thay vì đi tìm tiêu chuẩn cao nhất, thì giờ tìm tiêu chuẩn thấp nhất vậy. 

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Nhà phân tích bóng đá

Có thể bạn thích